Page 9 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 9

4.  Thải  trừ  thuốc.

           4.1.  Qua  thận:  Phần  lớn  những  thuôc  tan  trong  nước  sẽ  thải  qua  nước  tiết,  hoặc
       lọc  qua  mao  mạch  tiểu  cầu  thận,  hoặc  thải  qua  biểu  mô  ô'ng  lượn  gần.

           Nước  tiểu  acid  giúp  những  chất  kiềm  nhẹ  dễ  thải  qua  nước  tiểu,  như  khi  ngộ
       độc  quinin,  morphin,  atropin...  ta  toan  hóa  nước  tiểu  bằng  uôhg  amoni  clorid  hoặc
       acid  phosphoric  để  giải  độc.
           Nước  tiểu  kiềm  giúp  những  chất  là  acid  nhẹ  dễ  thải  qua  nước  tiểu,  ví  dụ  khi
       ngộ  độc  luminal,  streptomycin,   sulíamid,  tetracyclin,  ta  kiềm  hóa  nước  tiểu  bằng
       uôhg  (hoặc  tiêm   truyền)  natri  bicarbonat  để  giải  độc.
           Thiểu  năng  thận  ngăn  cảií  thài  thuốc  qua  nước  tiểu,  làm  tàng  độc  tính  của  thuôc,
       ví  dụ  người  suy  thận  dễ  bị  điếc  do  dùng  streptomycin,  gentamicin,  hirosemid  (Lasix)...

           *  Một  sô  thuốc  không  đưỢc  dùng  khi  suy  thận:
           Streptomycin,  gentamicin,  penicilin  G,  nitroíurantoin,  lidocain,  cloraraophenicol,  gly-
       cosid  trợ  tim  (như digoxin,  digitoxin),  sulíamid  chống  đái  tháo  đường,  furosemid  (Lasix),
       dẫn xuất chứa thủy ngân,  chế phẩm  chứa  bisraut,  sulíamid  kìm  khuẩn,  succinycholin...
           4.2.  Qua  mật:  Có  nhiều  thuốc  thải  được  từ  gan,  qua  mật,  rồi  theo  đường  tiêu  hóa  ra
       ngoài.  Có  thuốc thải  được  qua  nước  tiểu và  qua  phân.  Có  thuốc  qua  mật,  xuôhg ruột non,
       lại  bị  chuyển  hóa  ở  ruột,  rồi  qua tĩnh mạch  cửa để trở  lại  gan,  đó  là  "chu  kỳ  gan  -  ruột",
       giúp  thuôc  tồn  tại  lâu  trong  cơ  thể,  ví  dụ  cloramphenicol,  tetracyclin,  morphin,  quinin,
       sulíamid  chậm...

           Uống thuôc kháng sinh,  sulfamid  sẽ  gây rối  lóạn tiêu hóa,  làm giảm lượng tạp  khuẩn
       có  ích  cho  chuyển  hóa  thuốc  khác  ở  ruột.

           4.3.  Qua  sữa:  Thải  thuôh  qua  sữa  phụ  thuộc  vào  nhiều  yếu  tố,  như:
           a) Về  phía người  niẹ:  Liều thuốc  dùng,  số lần dùng thuôc trong ngày,  con đường dùng
       (uống,  tiêm...);

           b)  Về  phía  đứa  trẻ  đang  thời  kỳ  bú:  Lượng  bú,  liên  quan  giữa  giờ  bú  với  thời  diểm
       mẹ  dùng  thuốc  và  giờ  lên  sữa,  thời  gian,  khôi  lượng  và  khoảng  cách  những  đợt  bú,  khả
       năng  hấp  thu,  chuyển  hóa,  thải  trừ  thuôc;
           c)  Sinh  lý  tuyến  vú:  Lưu  lượng  máu  ở  vú,  thời  điểm  lên  sữa.

           *  Một  sô"  thuốc  cấm   m ẹ  dùng  trong  thời  kỳ  cho  con  bú:
           Metronidazol  (Plagyl),  cimetidin  (Tagaraet),  reserpin,  thuôc  chông  thụ  thai,  tetracy-
       clin,  cloramphenicol,  hormon  sinh  dục...
           *  Một  sô"  thuốc  mà  mẹ  dùng  đưỢc,  nhưng  cần  theo  dõi  tác  dụng  phụ  ở  trẻ
       bú:
           Các  sulfamid,  diazepam,  phenobarbital  (luminal),  aspirin,  thuô'c  lá,  thuô'c  lào,  theo-
       phylin,  thuôc  phiện,  rượu  ethylic,  isoniazid,  dapson,  vitamin  A  liều  cao,  vitamin  D  liều
       cao,  cortisol,  dexamethason,  cloral  hydrat...
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14