Page 14 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 14

-  Chọn  liều  thích  hợp,  tôi  ưu,  bảo  đảm  vừa  an  toàn,  vừa  công  hiệu,  phải  tính  đến
          trạng  thái  cơ  thể,  bệnh  tật,  khả  năng  giải  độc  của  gan  và  thải  trừ  của  thận;  luôn  nhớ  '
          khi  chữa  bệnh  này  lại  có  thể  gây  tác  hại  cho  cơ  thể  do  có  thêm   bệnh  khác.
              -  Khi  dùng  thuốc  nhiều  ngày  trong  một  thời  gian  dài,  đối  với  người  có  tuổi,  phải
          thực  hiện  đủ  chế độ  theo  dõi  kiểm  tra,  sơ  kết  nhận  định  kết  quả  từng thời  gian  và  điều
          chỉnh  khi  cần.  Người  có  tuồi  thường  gặp  nhiều  bệnh  mạn  tính,  phải  dùng  thuôc  có  khi
          trong  nhiều  tháng,  nhiều  năm,  dùng  từng  đợt,  dài  hoặc  ngắn  tùy  bệnh,  tùy  thuốc  hoặc
          tùy  kết  quả  chữa  bệnh,  ta  nên  thu  xếp  có  những  khoảng  thời  gian  nghỉ  thuôc  xen  kẽ.
          Trong  những  hoàn  cảnh  trên,  dễ  gây  ra  tai  biến  do  thuôc  nếu  dùng  thuốc  tùy  tiện.
              *  Một  sô  thuốc  cần  dùng  cẩn  thận  ở  người  có  tuổi:
              Morphin, pethidin (Doỉosal; Dolargan), lidocain, paracetamol, papaverin, streptomycin,
          gentamicin, các tetracyclin, saccharin (đường hóa học!), turosemid (Lasix), quinidin, etham-
          butol,  aspirin  và  các  salicylat,  diazepam  (Seduxen),  phenylbutazon  ,  cim etidin  (Ta-
          ganiet),  rượu  ethylic,  các  loại  penicilin,  các  thuốc  chông  lao,  các  thuốc  làm  dịu  an  thần
          gây  ngủ,  mọi  chê  phẩm  của  thuôh  phiện,  thuôh  giảm  đau  chôhg  viêm...
              2.2.  Quen  thuốc  và  nghiện  thuốc:

              a)  Quen  thuôc  là:
              -  Muôn  tiếp  tục  dùng  thuốc  (nhưng  không  bắt  buộc),  vì  dùng  có  cảm  giác  dễ  chịu.
              -  Râ't  ít  khuynh  hướng  tăng  liều,

              -  Thuôc  làm  thay  đối  một  phần  về  tâm   lý,  nhưng  khi  bỏ  thuốc,  không  có  nhiều  rô’i
          loạn  về  sinh  lý.

              b)  Nghiện  thuốc  lá:
              -  Thèm  thuồng  mãnh  liệt,  xoay  sở  mọi  cách  để  có  thuốc  dùng.
              -  Có  khuynh  hướng  tăng  liều  rõ  rệt.
              -  Thuốc  làm  thay  đổi  về  tâm   lý  và  thể  xác  rõ  rệt,  nô  lệ  hoàn  toàn  vào  thuôc;  khi
           cai  thuốc,  có  rối  loạn  mạnh  về  tâm   lý  và  sinh  lý;
              -  Có  hại  cho  bán  thân  và  xã  hội.
              Quen  thuốc  như  luminal,  diazepam,  cafein,  nicotin,  cocain...  Nghiện  thuôc  như  rượu
           ethylic,  mọi  chê  ohẩm  của  thuốc  phiện...  Người  thầy  thuôc  cần  đặc  biệt  thận  trọng  khi
          cho  người  bệnh  dung  thuôc  có  thể  gây  quen  hoặc  nghiện  và  phải  tuân  theo  nghiêm  ngặt
          mọi  quy  chế dược  chính.
              2.3.  Chế độ  dinh  dưỡng:
              a)     ảnh  hưởng  của  thức  ăn  tới  tác  dụng  thuốc:  Thuốc  sẽ  thay  đổi  hấp  thu  tùy  theo
          độ  acid  của  dạ  dày,  ví  dụ  trong  bữa  ăn  no,  dạ  dày  sẽ  ít  toan  hơn  lúc  đói,  nên  aspirin
          giảm  hấp  thu  ở  dạ  dày.
              Khi  no,  sự  tháo  sạch  của  dạ  dày  chậm  đi,  thuôc  sẽ  nằm  lâu  ở  dạ  dày  và  do  đó  sẽ
          chậm  hấp  thu  ở  ruột.
              -  Chế độ  ăn  thiếu  đạm,  thiếu  mỡ  làm  cho  thuốc  chậm  chuyển  hóa  ở  gan.  Thuôc  nào
          gây  nôn  sẽ  bớt  tác  dụng  phụ  này  khi  uống  cùng  với  sữa  hoặc  uống  trong  lúc  no.


          14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19