Page 13 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 13
- Phân phôi thuôc: ớ trẻ sơ sinh, lượng nước của cơ thể nhiều và ở ngoại bào nhiều
hơn ở nội bào. Tỉ lệ gan/thể trọng và não/thể trọng cao hơn so với ở người lớn.
Nhiều thuốc gắn kém vào protein - huyết tương của trẻ sơ sinh, do hàm lượng protein
- huyết tương ở chúng giảm về số lượng và kém về chất lượng. Vì vậy, nhiều thuốc tăng tác
dụng, tàng độc tính, như theophylin, aminophylin, phenylbutazon, luminal (gardenal).v.v...
Tỉ lệ não/thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn, tế bào thần kinh chưa biệt
hóa đầy đủ, não trẻ sơ sinh chứa nhiều nước so với não người lớn, hàng rào máu - não
chưa phát triển đủ, lưu lượng máu não ở trẻ sơ sinh cao hơn ở nưgời lớn. Vì lẽ trên,
thuốc vào thần kinh trung ương của trẻ nhanh hơn, nhiều hơn ở người lớn, tác dụng và
độc tính của những thuốc đó tăng lên.
- Chuyển hóa thuốc: Gan trẻ sơ sinh chưa đủ enzym chuyển hóa thuôc, nên thuốc
dễ tích lũy, tác dụng và độc tính thuốc sẽ tăng lên.
- Thải qua thận: Lúc mới ra đời, thận chưa làm đủ chức năng thải trừ thuốc, lượng
máu qua thận còn yếu, nên nhiều thuôc sẽ chậm thải và gây độc cho trẻ, ví dụ strepto-
mycin, gentamicin, aspirin, sulfamid, penicilin, paracetamol, luminal...
- Những điểm khác: Trẻ không chịu được thuốc làm giảm nước và thay dổi chất điện
phân (như các thuôc nhuận tràng, tẩy, long đờm, gây nôn, lợi niệu...)
Tránh dùng tetracyclin khi răng đang phát triển. Tuyệt đôl không dùng mọi chế
phẩm, hoạt chất của thuôc phiện (morphin, pethidin..) cho trẻ.
b) Người có tuổi; Trong thực tế, tai biến do dùng thuôc ở lứa tuổi 60 - 70 thường
gấp đôi so với tuổi 30 - 40, đó là do những tổn thương dằng dai của những quá trình
bệnh lý kéo dài lê thê trong suốt cuộc đời đã dẫn đến giảm sút những tế bào có hoạt
tính, làm cho người có tuổi dễ nhạy cảm với độc tính của thuôc.
Kê một đơn thuôc nhiều vị là điều cố tránh, gễ gây nguy hiểm cho người già, vì có
thể tạo tương tác thuốc bất lợi và do đó, những tác dụng không mong muôn của thuốc
cũng tăng lên.
Đối với người già, phải có y tá, thân nhân trực tiếp hướng dẫn dùng thuôc, dù bất
kỳ với dạng bào chế nào.
Khuynh hướng chung ở người già là thuốc chậm hấp thu ở ống tiêu hóa, gắn kém
vào protein - huyết tương, gan "già cỗi" nên khó chuyển hóa thuốc, thận cũng "hóa già"
nên kém thải thuốc.
* Vì những lẽ trên, nguyên tắc chung dùng thuốc ở người có tuổi là:
- Đề phòng và chữa bệnh, có nhiều biện pháp, nếu cho kết quả tôT mà không cần
thuôc thì là biện pháp tôT; không nên cứ nói đến bệnh là nghĩ ngay đến thuôc.
- Nếu nhất thiêt phải dùng thuốc mới chữa được bệnh thì dùng càng ít loại thuốc
càng tôt, chọn thuôc ít độc, có "chỉ sô điều trị" rộng mà hiệu lực cao, nên chọn con đường
dùng thuôc an toàn nhất mà vẫn bảo đảm công hiệu, ví dụ, nếu khó ngủ có thể điều trị
toàn diện (xoa bóp, thể dục liệu pháp, điều chỉnh giờ giấc làm việc sinh hoạt, hạn chế
dùng thuốc là hóa chất mà dùng thức ăn - thuôc, như thuốc nguồn gốc cây cỏ: hạt sen,
cùi nhãn, lạc tiên, vông nem...).
13