Page 223 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 223
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
thổi một luồng gió mới vào khoa học dinh dưõng hiện đại. Ngày
càng có thêm bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của chế
độ dinh dưỡng với dự phòng các bệnh mạn tính nhưng nhiều cơ
chê cụ thể vẫn còn chưa sáng tỏ.
Cách tiếp cận theo chu kỳ cuộc đời (life cycle approach) đã
làm nổi bật tầm quan trọng của dinh dưỡng thòi kỳ bào thai và
những năm đầu cuộc đời vói các bệnh mạn tính sau này.
Nhiệm vụ của phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ là
giảm tỷ lệ thấp bé nhẹ cân mà còn là chất lượng con người cả
cuộc đòi thông qua tuổi thọ và mô hình bệnh tật (đặc biệt là
các bệnh mạn tính).
Trong thòi gian dài, nói đến dinh dưỡng người ta chỉ chú ý
đến vai trò sinh năng lượng, các yếu tô" đa lượng (protein, lipid,
glucid), các vitamin, các chất khoáng và nưóc. Nhiều thành
phần khác được coi là thành phần không có vai trò dinh dưõng
(chất xơ), các chất phản dinh dưỡng (cản trở hấp thu, chất độc
tự nhiên). Hiện nay đã phát hiện trong các thành phần không
phải chất dinh dưỡng đó có nhiều yếu tô" có hoạt tính sinh học
cao như các chất chông oxy hóa, các bioAavonoid, các chất
chông ung thư. Khoa học vê thực phẩm đang mở ra một trang
mới vê các thực phẩm chức năng.
Sự hiểu biết sâu hơn vể tính chất phức tạp và tác dụng
tương hỗ của các thành phần trong thức ăn đã chuyển hưống
các lời khuyên về dinh dưỡng hỢp lý từ các châ"t dinh dưỡng
riêng lẻ sang thực phẩm và chê độ ăn.
Sự sắp xếp các thực phẩm đưỢc đánh giá lại. Trước đây
thịt là thức ăn sang, của nhà giàu, rau là của nhà nghèo (kẻ
khó ăn rau, nhà giàu ăn thịt), bữa ăn cải thiện, bữa ăn liên
hoan phải có nhiều thịt. Giờ đây thấy rằng thịt ngon nhưng
không lành còn rau quả thì đưỢc tôn vinh trong dự phòng
nhiêu bệnh mạn tính. VỊ trí của cá, đậu tương, các hạt họ đậu,
vừng, lạc được củng cô".
220