Page 216 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 216
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc. Phần Lan là một nước có tỷ lệ chết do bệnh
tim mạch cao trước đây nhưng từ đầu những năm 70 của thế kỷ
trưốc họ đã khuyên khích thay đổi chế độ ăn uống, chủ yếu là
thành phần các loại chất béo, giảm bốt lượng muối, tăng cường
rau, quả. Qua thời gian theo dõi 1972 - 1997 nhận thấy tỷ lệ chết
do bệnh tim mạch đã giảm rõ rệt. Kinh nghiệm Phần Lan cho
thấy ngưòi ta có thể thay đổi chế độ ăn ở phạm vi quốc gia với
điều kiện có sự nhẫn nại và can thiệp toàn diện (2,42,75).
Trong điều kiện dinh dưỡng ở thòi kỳ chuyển tiếp, một chế
độ ăn hỢp lý, trung bình nên như th ế nào? Dựa trên tình hình
hiểu biết hiện nay và thực tê Việt Nam, chúng tôi xin nêu lên
các căn cứ và khuyến nghị như sau:
G lucid và các lương thự c cơ bản
Theo dõi sự phát triển ở các nước đã và đang trong thòi kỳ
chuyển tiếp, lượng lương thực cơ bản (bánh mì, gạo) có khuynh
hưóng giảm dần nhưng lượng khoai củ (khoai tây) không giảm
mà có khi còn tăng (Pháp, Nhật).
ở nước ta, theo dõi mấy chục năm qua nhất là 15 năm gần
đây nhận thấy lượng gạo tiêu thụ trung bình giảm, các loại
lương thực khác (bánh mì, mì bột) có tăng nhưng lượng khoai
củ giảm đi nhiều. Theo chúng tôi, lượng gạo sẽ giảm là điều
bình thường nhưng cần chú ý vai trò khoai củ trong chê độ
dinh dưỡng hỢp lý nhất là để giảm bớt nguy cơ thừa cân ở các
đôì tượng có nguy cơ.
Vận dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng tôi thấy
đê nghị của Viện Dinh dưõng mấy năm trưốc đây vẫn thích
hỢp nghĩa là lượng lương thực trung bình (gạo) không quá
400g/người/ngày, 12 kg lương thực /người/tháng. Có thể thay
thê một phần ngô, khoai cho gạo.
Các thứ c ăn cu n g cấp p ro tein
Chế độ dinh dưỡng dự phòng không chủ trương kiêng thịt
nhưng nên ăn vừa phải (không quá lOOg/ngày/ngưòi trưởng
213