Page 211 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 211
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc biệt là sau khi hòa
bình lập lại (1954) đến nay, nhiều cuộc điều tra dinh dưỡng đã
dược tiến hành (2,19).
Nhìn chung, đó là một khẩu phần thâ’p vê năng lượng,
protein động vật, đặc biệt là năng lượng do lipid chỉ 6 - 7%;
trên 80% nàng lượng là do glucid (gạo) và ít thay đổi cho đến
cuối những năm 1980. Có thể nói những thay đổi đáng kể vê cơ
cấu bữa ăn của người Việt Nam theo hướng cải thiện bắt đầu
trong thập niên 90 của thế kỷ trước.
Kết quả cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000 tiến
hành trong cả nước trên 7600 hộ gia đình cho thấy (Í5):
ơ khẩu phần trung bình lượng gạo tiêu thụ khoảng
400 g; lương thực khác và khoai củ 20 g; đậu hạt, lạc,
vừng 10 g; đậu phụ 14 g; các loại rau 180 g. Các thức
ăn động vật: thịt 50 g, cá và thủy sản khác 52 g, trứng
sữa 10 g, đường 8 g, quả chín 60 g, dầu mỡ 7 g.
So sánh giữa thành phô" và nông thôn nhận thây lượng
gạo ở nông thôn tiêu thụ cao hơn; còn lượng thịt, trứng,
sữa, quả chín ở thành phô" cao hơn hẳn; lượng rau,
khoai củ, hạt có dầu, đậu phụ, cá thì khác nhau không
đáng kể.
So sánh mức tiêu thụ bình quân lương thực, thực phẩm
sau 15 năm (1985-2000), chúng ta có thể nhận thấy như sau:
Những loại thực phẩm giảm đi: gạo, khoai củ và lương
thực khác, rau.
Những loại thực phẩm tăng lên: thịt, sữa, trứng, dầu,
mỡ, đậu phụ, quả chín, đường ngọt.
Những loại thực phẩm thay đổi không đáng kể: cá, rau,
các loại đậu hạt và hạt có dầu, nưóc chấm.
208