Page 209 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 209
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
m ặt khác đây còn là một phương pháp tạo nên nhiều món ăn
độc đáo, ngon lành cho từng địa phương.
Bữa ăn của người Việt Nam thường có nhiều rau, có các loại
rau thơm và nước chấm độc đáo khi có món ăn ngon. Cứ mỗi loại
thức ăn, nhất là thức ăn nguồn gôc động vật lại có một loại gia
vị và nước chấm tương ứng. Phải chăng bên cạnh tính hấp dẫn,
ngon miệng người xưa đã quan tâm đến khía cạnh vệ sinh thực
phẩm đê phòng các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng nhiều thức ăn
động vật? Chúng ta biết rằng người theo đạo Hồi không ăn thịt
lợn, bên cạnh vấn đề tín ngưỡng còn có khía cạnh vệ sinh vì lợn
là một loại gia súc hay bị các bệnh ký sinh trùng.
Các sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, tào phở, nước tương)
rất quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, ngày nay
đang được coi là một loại thức ăn có giá trị sinh học cao và có
giá trị trong đề phòng nhiều loại bệnh mạn tính.
Cách chế biến của người Việt Nam cũng rất đặc sắc. Hải
Thượng Lãn ông đã từng soạn cuô"n “N ữ công thắng lãm" sUu
tầm cách làm các món ăn thòi bây giờ. Đi mỗi vùng đều có cách
chê biến đặc sản, cách bảo quản riêng và độc đáo từ tương, dưa,
nhút, mắm tôm, mắm cáy mỗi vùng một khác tạo nên phong vị
quê hương đậm đà. Ngày nay, các cách àn truyền thông đang là
đối tượng nghiên cứu của dinh dưỡng học hiện đại.
Có thể nói chê độ ăn truyền thông Việt Nam mang nhiều
đặc tính của các hiểu biết hiện đại về dinh dưỡng dự phòng.
Người Việt Nam thường uống nưốc chè (chè tươi, chè xanh,
trà). Trong sách Vũ Trung tùy bút (thê kỷ XVIII), Phạm Đình
Hô đã mô tả cách uô"ng chè của người Việt Nam thời đó. Trong
chè có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, vitamin c, các chất
có hoạt tính vitamin p, tính kháng thể và kích thích hoạt động
hệ thần kinh, các yếu tô' phòng bệnh ung thư. Ngày nay người
ta nhận thấy chè là một thức uông có giá trị và đang được
quan tâm nghiên cứu (2).
206