Page 204 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 204
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Các bằng chứng dịch tễ học thường phù hỢp vối bảng 38
nhưng cơ chế hãy còn tranh cãi. Bảng này không nói đên vai
trò của rèn luyện thể lực, nó có vai trò râ't quan trọng ỏ béo
phì, độ bển bỉ và kháng insulin.
Trong quá trình đó các nghiên cứu về sau tiếp tục bố sung
các hiểu biết mối và cũng thường gặp những đính chính nhiều
nhận định không đúng và không đủ trước đây. Trong thời gian
dài hướng nghiên cứu về môi liên quan giữa chê độ ăn và bệnh
tim mạch (CVD) tập trung vào tổng số chất béo và các acid béo
no nhưng hiện nay người ta thây các thành phần khác trong
chê độ ăn cũng không kém quan trọng như các chất chông oxy
hóa, các bioílavonoid, các acid béo n -3, vai trò của
homocystein... Lý thuyết "nguồn gốc bào thai " (foetal origin)
của Barker đang thu hút nhiều sự chú ý và số đông cho rằng
một chế độ dinh dưỡng hỢp lý dự phòng các bệnh mạn tính cần
thực hiện từ khi còn trong bào thai theo suô"t các giai đoạn của
chu kỳ cuộc đời.
Khi đi vào từng bệnh cụ thể, có một số điểm khác nhau
trong chế độ dinh dưỡng dự phòng nhưng nhìn về tổng quát có
thể nói chê độ dinh dưỡng dự phòng đôì vối các bệnh mạn tính
đều theo một nguyên tắc chung, trên một nền chung. Có thê
thâV béo phì là yếu tô" nguy cơ chung của nhiều bệnh mạn tính.
Một người bị đái tháo đường có nguy cơ bị suy mạch vành, một
người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị đột quị hoặc suy thận.
Kháng insulin là nền chung của hội chứng X. Các bệnh mạn
tính cụ thể khi đã mắc là những đơn vị bệnh độc lập cần có chế
độ điều trị và ăn uô"ng khác nhau nhưng về chê độ dinh dưỡng
dự phòng đều dựa trên các nguyên tắc chung. Do đó, ở Hoa Kỳ
các hiệp hội tim mạch, ung thư, đái tháo đường đã có những
khuyên nghị có nhiều điểm tương đồng vê chê độ dinh dưỡng
dự phòng cho các loại bệnh đó.
Nhìn chung, một chế độ ăn dự phòng có thiên hướng về các
thức ăn thực vật. Rau và quả chín cần đưỢc ưu tiên sử dụng
201