Page 199 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 199
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Trước hết cần áp dụng thực đơn giảm bớt các thức ăn có
nhiều purin.
Tuy thức ăn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh
nhưng là tác nhân thuận lợi gây cơn viêm cấp. Do đó, chê độ
ăn cần áp dụng cho những người có tăng acid uric máu đơn
thuần mà không có biểu hiện lâm sàng của bệnh gút.
Trong cơ thể khoảng 15% các urat là do các nguồn thức ăn,
phần còn lại là sản phẩm thoái hóa acid nucleic của các mô.
Một chế độ ăn ngặt nghèo có thể giảm 200 - 400 mg acid uric
trong nước tiểu và hạ thấp acid uric huyết thanh đến 59,5
pmol/dl (Img/dl). Chế độ ăn như vậy rất không ngon miệng
nên khó thực hiện. Thông thường, người ta phôi hỢp với thuốc
và hạn chế các thức ăn giàu purin như bia, phủ tạng, trứng cá,
cá trích, cá mòi, thịt muốỉ và các thực phẩm có lượng purin
tương đối cao như cà phê, cacao, thịt, hải sản, đậu đỗ, nấm.
2. Quản lý các bệnh kèm theo
Người ta biết rằng bản thân gút không phải là một chứng
bệnh nguy kịch, nhưng nó thường là chỉ điểm vê sự có m ặt của
các nguy cơ của bệnh mạch vành, đột quị và bệnh thận. Nhiều
nghiên cứu dài hơi đã cho thấy gút có liên quan vối bệnh mạch
vành, đái tháo đường, và mức acid uric có liên quan trực tiếp
với triglycerid, cholesterol huyết thanh và liên quan ngưỢc
chiều vối HDL. Do đó, thực hiện một chê độ ăn dự phòng vối
các bệnh nói trên cũng cần thiết cho bệnh nhân gút.
Tóm lại, có thể coi gút là trường hỢp ngoại lệ trong các
bệnh xương khớp khi nguyên nhân, điều trị và dự phòng đã
biết khá rõ ràng. Bệnh nhân có thể có tiên lượng tốt khi chấp
hành các phương án điêu trị, thực hiện chê độ ăn và lốì sông
hỢp lý, ngăn ngừa tăng acid uric trong cơ thể.
196