Page 197 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 197
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
thừa acid uric. Ngày nay người ta thấy quan niệm đó chỉ đúng
một phần bởi vì trong phần lớn ca bệnh không phải do sản
xuất quá nhiêu acid uric mà do suy yếu sự thanh thải chất đó.
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của giáng hóa các nucleo -
protein có chứa nhân purin. Khi lượng acid uric trong cơ thể
tăng lên sẽ được biểu hiện bằng lượng acid uric máu vượt trên
70 mg /1 (415 pmol/1). Acid uric khó tan ở môi trường nước nên
có thể kết tinh ở các khớp.
Gút là một bệnh đau khốp hay gặp ở nam giối thường là
đau một khớp bàn ngón chân cái (60 - 70%), ngoài ra có thể
gặp ở các khớp khác ở chân như các ngón chân, cô chân, khốp
gổl, ít khi gặp ở các khớp chi trên. Chẩn đoán gút cấp tính dựa
vào tính chất của viêm khớp: vị trí ở chân, viêm đau dữ dội và
hay tái phát, lượng acid uric trong máu tăng cao. Gút mạn
tính hay bệnh gút u cục, thường đi sau gút cấp tính nhưng
cũng có thể bắt đầu ngay ở thể mạn tính với 3 nhóm triệu
chứng chính: viêm nhiều khốp, nổi u cục (tô phi) và thương tổn
thận, ở Việt Nam theo thông kê ở bệnh viện Bạch Mai trong
10 năm (1985 - 1994) bệnh gút chiếm 2 - 4% tổng số các bệnh
về khỏp, 97% là nam giối trên 30 tuổi.
Nguy cơ bị gút có thể do tăng lượng acid uric do tăng quá
trình tổng hỢp nội sinh các nucleo -protein hoặc giảm tính hòa
tan của acid uric ở các khớp. Thuộc nhóm đầu, đó là nam giới
(chiếm 90%), uô"ng rượu, thừa cân, thuộc nhóm sau đó là sử
dụng các thuốc lợi niệu, salycylat và chức năng thận giảm
cũng làm giảm mức thanh thải của acid uric. Tăng huyết áp
làm tăng nguy cơ bị gút có lẽ do sử dụng các thuốc lợi niệu và
giảm chức năng thận.
Các nghiên cứu tìm hiểu khẩu phần ăn giữa nhóm bị gút
và nhóm chứng thường đưa lại các kết quả thiếu sự thông nhất
loại trừ tiêu thụ các thức uô"ng có rưỢu. Các bệnh nhân bị gút
thường sử dụng nhiều bia, đặc biệt thường có các cuộc chè chén
say sưa.
194