Page 201 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 201
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tinh
dưỡng đặc biệt là các thể nhẹ và vừa phải vẫn đang có tỷ lệ cao
ở nhiều nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Bên cạnh đó, người ta đã bắt đầu báo động vê sự gia tăng
nhiều bệnh mạn tính có liên quan tới chế độ dinh dưỡng. Trước
hết ở châu Âu là nơi đã có an ninh thực phẩm, nền công nghiệp
phát triển, các nhà khoa học đã nhanh chóng nhận thây sự dư
thừa, phong phú vê thực phẩm không đem lại an toàn vê sức
khỏe mà tiềm chứa không ít rủi ro. Nhiều quốc gia phát triển
đã quan tâm đầu tư cho các nghiên cứu để tìm hiểu môl quan
hệ giữa chế độ dinh dưỡng và các bệnh mạn tính.
Người ta đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau từ các
nghiên cứu thực nghiệm, lâm sàng, dịch tễ học cho đến các
khảo sát về cách ăn uô"ng của các cộng đồng dân cư có sức khỏe
và tuổi thọ cao (vùng Okinawa - N hật Bản, vùng Cretes ở Địa
Trung Hải), cũng như tìm hiểu cách ăn uô"ng của loài người ở
các thời kỳ trước đây. Kết quả của tất cả các công trình thuộc
nhiều tập thể khoa học khác nhau đều cho câu trả lòi chung là
chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đốì vối các bệnh mạn
tính, tuy vậy vẫn chưa đủ bằng chứng để trả lòi nhiều câu hỏi
cụ thể, cho nên các công trình nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.
Năm 1976, Tổ chức Y tê Thê giới công bô" chuyên khảo:
"Dinh dưỡng trong Y học dự phòng (Nutrition in preventive
medicine. Biên tập G. M. Beaton và E. M. Bengoa, Geneva
1976) trong đó đề cập khá đầy đủ các vân đề do thiếu dinh
dưỡng, đặc biệt có một chương vê dịch tễ học dinh dưỡng và
một chương về can thiệp dinh dưỡng. Có thể nói đây là cuốn
sách đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới về dinh dưỡng trong Y
tế công cộng. Bấy giờ cuô"n sách chỉ dành trong phần phụ lục
một chương về các vân đề dinh dưỡng ở xã hội thịnh vưỢng, đề
cập đến ba vâ"n đề: béo phì, thiếu máu cơ tim và sâu răng {34).
198