Page 214 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 214
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Trước hết về chế độ ăn: Có thể nói khẩu phần trung
bình của người Việt Nam hiện nay vẫn còn là một khẩu
phần nghèo vơi 50g thịt, 50g cá, sữa và trứng không
đáng kể. Tuy vậy, điều đáng chú ý là có sự chênh lệch
rõ rệt giữa thành thị và nông thôn và một bộ phận dân
cư ở thành thị (mức sử dụng thịt bình quân ở thành
phô" là 84g/ đầu ngưòi/ngày và ở một phường nội thành
Hà Nội là 123g/ đầu ngưòi/ngày) (15,73).
Điều kiện lao động: Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao ở phụ
nữ lứa tuổi 50 - 59 tuổi, lao động tĩnh tại. Bệnh đái
tháo đường ở người trưởng thành trên 20 tuổi lên tới
5,7% ở nội thành Hà Nội và thường gặp ở đôi tượng có
lôi sông tĩnh tại (17).
Tình trạng dinh dưỡng và chê độ ăn cách đây không lâu
còn thiếu thôn chuyển sang thừa làm cho một sô" cá thê nhạy
cảm trước đây bị suy dinh dưỡng rơi vào tình trạng “kết hỢp
nguy hiểm” giữa “suy dinh dưỡng sớm — thừa dinh dưỡng
muộn” với các nguy cơ cao vối các bệnh mạn tính (26) .
Như vậy tình hình chuyển tiếp về dinh dưỡng ở nưốc ta
tuy mối ở giai đoạn đầu nhưng đã thể hiện rõ nhiều thách thức
lớn về sức khỏe cộng đồng không thể xem nhẹ.
Tầm quan trọng của thời kỳ chuyển tiếp ở chỗ nó là một
khúc ngoặt quan trọng. Nếu để tình hình diễn biến một cách
tự phát, chúng ta sẽ lặp lại quá trình của nhiều nưốc phát
triển đã từng trải qua sau thê" chiến thứ hai: đó là sự tăng
nhanh lượng thịt, lượng chất béo trong khẩu phần (năng lượng
chất béo trong khẩu phần lên quá 45%), cùng với sự gia tăng
các bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì ... Bài học thành
công của nhiều nước trong việc kiểm soát các bệnh nói trên với
một chiến lược thích hỢp - mà thành tô" quan trọng là chiến
lược dinh dưỡng, ăn uô"ng - rất đáng để chúng ta suy nghĩ, học
tập ở thời điểm này, nếu để chậm sẽ là quá muộn.
211