Page 210 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 210
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
500 năm trước đây, Tuệ Tĩnh đã cho rằng "'Thức ăn là
thuốc, thuốc là thức ăn” và ông đã viết bộ Nam dưỢc thần hiệu
trong đó có nhiều vị thuốc là thức ăn. Người Việt Nam khi cảm
cúm có bát cháo hành giải cảm, mùa hè nóng nực thích ăn
canh hẹ, chè đỗ đen, canh cua cho mát. Khoa dinh dưỡng hiện
đại râ't quan tâm đến phương diện đó của thức ăn, với thuật
ngữ “Thức ăn chức phận” (function foods) hoặc “Các thức ăn
cho các sử dụng đặc hiệu về sức khỏe”. Đây là một lĩnh vực mới
của khoa học dinh dưỡng mà ông cha ta đã chú ý từ lâu. Có
biết bao nhiêu điểu bí ẩn trong củ tỏi, củ gừng, củ riềng, củ
nghệ, các loại rau thơm, rau mùi vô"n rất phong phú trong bữa
ăn Việt Nam.
2. Các thách thức về dinh dưỡng ở thời kỳ chuyển tiếp
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình nhân dân
ta thường xuyên phải đôi phó với thiên tai, giặc đói và giặc
ngoại xâm. Trừ vua quan, đại bộ phận nhân dân đều nghèo
khổ. Đây là tình cảnh nông thôn Việt Nam vào thời kỳ Tự Đức,
triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược nưốc ta "...Công nghệ
không có, buôn bán không ra gi, trừ việc cày cấy làm ruộng ra
thi người nghèo đói không có nghề nghiệp gì mà làm ăn cả, cho
nên thuở ấy tuy một tiền được 4 bát gạo, mà vẫn có người chết
đói, vì rằng giá gạo thi rẻ nhưng kiếm được đồng tiền thật là
khó. Người đi làm thuê khôn khéo thì mới được một ngày một
tiền không thì chỉ được 18 hay 30 đồng tiền mà thôi..." (Trần
Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản văn hóa 1999).
Trong thời kỳ thuộc Pháp, người Việt Nam sống nghèo
khố, mức tiêu thụ thực pham vào loại kém nhất trong vùng.
Khẩu phần trung bình vào thòi kỳ khá cũng chỉ đạt chung
quanh 1700 Kcal /ngày còn vào thời kỳ kém ở Bắc bộ và Bắc
Trung bộ không đạt nổi 1000 Kcal /ngày. Mọi người đều biết
năm 1945 hơn 2 triệu người Việt Nam chết đói.
207