Page 191 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 191
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Hormon tuyến cận giáp cũng tăng cường hoạt động vitam in D,
tăng cường hâ'p thu calci ở ruột và giảm bài xuất calci theo
nưốc tiểu.
Khôi xương đạt tới đỉnh ở khoảng 30 - 40 tuổi sau đó độ
khoáng hóa giảm dần. Lượng xương mất tương đốì nhanh ở
phụ nữ 5 năm đầu sau mãn kinh, ở xương cột sông giảm 3 - 6
% hàng năm còn ở nam giới xương giảm tương đôl ổn định từ
0,5 - 2% (tùy theo vỊ trí) sau khi khôi xương đạt tới đỉnh.
Lượng calci trong khẩu phần không ảnh hưởng “đến đỉnh”
cô"t hóa của xương mà là tạo điều kiện để tỷ trọng xương đạt tới
mức tôi đa của tiềm năng di truyền đã đưỢc “mã hóa”.
Trong cơ thê chuyển hóa calci liên quan tói protein và
natri, cả hai chất này tăng bài xuất calci theo nưóc tiểu. Trưốc
đây, chê độ ăn giữa các nước phương Tây và các nước nghèo
khác nhau nhiều vê lượng calci (chủ yếu từ sữa) nhưng điểu đó
tỏ ra ít ảnh hưởng đến tỷ lệ loãng xương và châ't lượng xương.
Vì thê trong khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thê giới (1962) vẫn
đưa ra một mức khiêm tốn về nhu cầu calci là 400 -
500mg/ngày ở người trưởng thành {49). Tuy vậy, khi chế độ ăn
tăng thịt, các thực phẩm nguồn gốc động vật giàu protein cần
tăng thêm calci. Các chê độ ăn giàu các yếu tô kiềm đặc biệt là
quả, rau, kali, magnesi có tác dụng bảo vệ khôi xương, còn các
chế độ ăn mặn (nhiều natri) thì ngược lại (25).
Trong khẩu phần của nhân dân ta trước đây thường nghèo
cả protein (ít thức ăn động vật) và calci (ít sữa) do đó đã có một
sự cân đối giữa calci và protein. Điều đó đã tạo điều kiện tốt
cho quá trình cô"t hóa, người bé nhỏ nhưng chắc. Tình trạng đẻ
dày, chê độ dinh dưỡng thiếu thốn sau những lần sinh nở đã
tạo điều kiện cho các biểu hiện loãng xương khi về già.
Hiện nay, chế độ dinh dưỡng bước đầu được cải thiện, tuy
vậy do vẫn lo thiếu đạm cho rằng càng ăn nhiều thịt, nhiều
protein càng tốt nên một số bà mẹ chỉ lo bồi dưỡng cho con nào
188