Page 186 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 186
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Chương 10
DINH DƯỠNG VÀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Tỷ lệ người già càng tăng lên trong cộng đồng thì càng trở
thành một vấn đề lốn đốì với việc chàm sóc sức khỏe. Người già
dễ bị gãy xương, thường là xương đùi và xương chậu, có khi chỉ
sau một chấn thương nhẹ, nhất là ở các cụ bà, hậu quả thường
rất trầm trọng, nhiều người bị chết, sô" sống sót đòi hỏi sự
chăm sóc lâu dài. Xương dễ bị gẫy thường do loãng xương gây
nên, đó là hiện tượng mấ’t đi một sô" lượng lớn tổ chức xương
trong toàn bộ thể tích xương làm độ đặc của xương giảm đi.
Loãng xương là quá trình giảm khoáng của xương do sự điều
chuyển calci từ xương vào máu trung gian bởi tác dụng ưu thê"
của hủy cô"t bào (osteoclast) so với tạo cô"t bào (osteoblast).
Loãng xương khác với nhuyễn xương (osteomalacia) là một
dạng khác của giảm khoáng do thiếu vitam in D. Hàm lượng
chất khoáng trong xương cao nhất ở tuổi 25 sau đó giảm xuông
ở nữ độ tuổi mãn kinh và ở nam khoảng 55 tuổi. Những người
khi trẻ có độ đặc xương thấp thì khi già dễ bị loãng xương. Có
thể coi loãng xương là một bệnh của xương có đặc điểm là khối
lượng xương thấp và sự thoái hóa vê cấu trúc của tổ chức
xương dẫn đến nguy cơ gãy xương. Theo Tổ chức Y tê" Thê" giối,
ở phụ nữ trưởng thành có thể xếp vào loại thưa xương hoặc
loãng xương dựa vào đo khôi lượng xương thông qua đo tỷ
trọng xương.
Dựa vào cơ chế sinh bệnh người ta chia ra loãng xương
nguyên phát (gặp ở người già do tình trạng lão hóa của mô
183