Page 185 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 185
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
ung thư mà còn có thể dẫn tối thừa cân, béo phì đó cũng là
một yếu tô nguy cơ khác của ung thư.
7. Chế hiến và bảo quản thực phẩm an toàn, hỢp vệ sinh.
Một sô' nâ'm mốc phát triển ở thực phẩm có thể gây ung thư.
Bảo quản lạnh các thực phẩm tươi sông, sử dụng trong thời
hạn cho phép. Không dùng thực phẩm đặc biệt các loại hạt
bị môc và các loại thịt, cá rán, nướng ở nhiệt độ quá cao có
thể sinh các châ't gây ung thư trên bê mặt, vì thê chỉ nên ăn
thỉnh thoảng và loại phần cháy.
Các thực phẩm qua chê biến (lạp xường, xúc xích...) thường
chứa nitrat và nitrit có thể chuyển thành các chát gây ung
thư trong quá trình tiêu hóa. Quá trình hun khói cũng sinh
ra nhiều chất, một sô' trong đó có tính gây ung thư mạnh.
Do đó các loại thực phẩm này chỉ nên dùng thỉnh thoảng.
8. Các lời khuyên trên cần phối hỢp với một lời khuyên rất quan
trọng là không hút và dùng thuốc lá dưói bâ't kỳ hình thức
nào. Ngừng hút thuốc lá không những giảm nguy cơ ung thư
và các bệnh đường hô hấp khác cho bản thân mình mà còn
cho những người khác cùng sông và làm việc với mình.
Tóm lại, trong tình trạng hiểu biết hiện nay, các nghiên
cứu dịch tễ và thực nghiệm đều cho thấy chê' độ ăn có vai trò
quan trọng trong phát triển nhiều loại bệnh ung thư, tuy vậy
bản châ't chính xác của mô'i quan hệ đó còn chưa rõ ràng.
Người ta thấy chế độ ăn có vai trò quan trọng hơn là từng chất
dinh dưỡng riêng rẽ, điều đó nhấn mạnh vai trò các tương tác
chưa biết giữa các thành phần dinh dưỡng trong phát triển
ung thư. Các tiến bộ mới về sinh học phân tử và tê' bào đang
tăng cơ hội để hiểu cơ chê' tác dụng của các chất dinh dưỡng
trong sinh bệnh học ung thư.
182