Page 165 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 165
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Phòng ngừa các bệnh kèm theo: Nguyên nhân mắc
bệnh và tử vong thường gặp của người đái tháo đường
không phải là tăng đường huyết cấp tính hoặc nhiễm
độc ceton cấp mà là các biến chứng về sau của đái tháo
đường (như bệnh võng mạc và bệnh thận do đái tháo
đường) hoặc các bệnh mà đái tháo đưòng có vai trò thúc
đẩy (như vữa xơ động mạch). Do đó mọi bệnh nhân đái
tháo đường cần áp dụng chế độ ăn giảm thiểu nguy cơ
vữa xơ động mạch và tăng huyết áp.
Anh hưởng ít nhất đến chất lượng cuộc sông: Nguyên
tắc chung cho thấy chế độ àn ảnh hưởng ít nhất đến
chất lượng cuộc sông của bệnh nhân thường là thành
công nhất. Không quá hv vọng bệnh nhân bỏ hẳn các
thói quen dinh dưỡng cả đòi mà tô"t nhất là phân tích
để giảm bớt hoặc bỏ hẳn một sô loại thực phẩm nào đó
có để ý đến sở thích của bệnh nhân. Không nên áp dụng
một loại khẩu phần “mẫu” nào đó mà nên vận dụng
phù hỢp cho từng bệnh nhân (66).
Gần đây người ta quan tâm đến chỉ số đường huyết
(glycemic Index) của thức ăn, coi là một chỉ tiêu có lợi để chọn
thực phẩm. Những thực phẩm có chỉ sô" đường huyết cao tăng
cường cảm giác đói, dễ làm tăng thể trọng và ngược lại.
Chỉ sô" đường huyết theo denkins và cộng sự phản ánh mức
đáp ứng của glucose huyết sau khi ăn so vối bánh mì trắng
làm chuẩn (100). Các loại glucid phức hỢp có nhiều tinh bột
tưởng rằng sẽ ít gây tăng glucose huyết sau khi ăn so vối
glucid đơn giản nhưng sự th ật lại không phải thế. Chỉ sô"
đường huyết không tính trước được dựa vào sự phức tạp của
thành phần glucid mà còn phụ thuộc vào thành phần chất xơ,
quá trình chế biến, tỷ sô" giữa amilose và amylopectin. Người
ta gỢi ý rằng hàm lượng chất xơ có thể coi là chỉ điểm thay thê"
cho chỉ sô" đường huyết của thực phẩm. Các thực phẩm nhiều
châ"t xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ sô đường huyết thấp.
162