Page 143 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 143
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Homocystein có tính độc đô'i với nội mô mạch máu, giúp sự
tăng kêt dính tiếu cầu và biến đổi nhiều yếu tô" đông máu.
Như trên đã nói, trong chuyển hóa homocystein cần có sự
tham gia của bộ ba vitam in nhóm B: Bg, Bj2 và acid folic nhưng
trong sô đó acid folic tỏ ra có hiệu lực nhất để giảm mức
homocystein trong máu khi cho bổ sung một cách riêng rẽ.
Với tình trạng hiểu biết hiện nay, người ta khuyên nên
tăng cường acid folic trong các loại hạt (theo PDA Hoa Kỳ từ
tháng 1/1998 đã cho phép tăng cường các loại bột và hạt ngũ
cốc ở mức 140 pg acid folic/100g). Đổì với người trung niên và
người già cho bổ sung 400pg/ngày là có lợi. ở những người có
nguy cơ cao về bệnh tim mạch hoặc biến chứng thai nghén, bổ
sung các vitamin nhóm B này là có lợi.
4. Đậu tưdng và bệnh tim mạch (37)
Từ lâu người ta đã nhận thấy các protein nguồn gốc thực
vật tô"t với sức khỏe hơn protein động vật, đặc biệt là đốl vói
cholesterol. Các quốic gia tiêu thụ nhiều đậu tương có tỷ lệ tử
vong do bệnh tim mạch thâ'p hơn các quốc gia tiêu thụ chủ yếu
protein động vật. Phán tích đa cấp 38 công trình thử nghiệm
lâm sàng cho thấy thay thế protein đậu tương cho protein động
vật có tác dụng giảm rõ rệt tổng cholesterol, LDL-cholesterol và
triglycerid. Một khẩu phần có lượng chất béo thâp, protein cao
có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn là khẩu phần truyền
thông có ít chất béo và nhiều glucid nhâ"t là ở các trường hỢp có
triglycerid cao. Năm 1999 cơ quan quản lý thuốic và thực phẩm
Hoa Kỳ (PDA) đã khuyến nghị sử dụng ít nhất 25 g đậu tương
mỗi ngày nhằm làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Cơ chế về vai trò của đậu tương đối với bệnh tim mạch còn
chưa rõ ràng. Có mây lý thuyết như sau:
Vai trò của thành phần acid amin trong đậu tương đặc
biệt tỷ số lysin / arginin thấp. Arginin ít gây tăng
140