Page 138 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 138
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Các lời kh u yên ch u n g vê ch ấ t béo
Dựa vào những hiểu biết hiện nay cho thấy chất béo không
phải là thành phần dinh dưõng duy nhâ't có ảnh hưởng đến
bệnh mạch vành nhưng vẫn là thành phần quan trọng nhất.
Có thể tóm tắt ở các lòi khuyên như sau:
+ Tổng số chất béo không có ảnh hưỏng quan trọng đôi
với bệnh mạch vành bằng bản chất và thành phần cấu
tạo của loại chất béo, cụ thể là các acid béo no và acid
béo thể trans. Do đó không phải là kiêng hẳn chất béo
mà là sử dụng ở tỷ lệ thích hỢp (không quá 30% năng
lượng ỏ các xứ lạnh và 25% ở các xứ nóng, cần có tỷ lệ
cân đôl giữa các thành phần acid béo, các acid béo no
không nên quá 7% năng lượng của khẩu phần.
+ Bên cạnh tương quan giữa các acid béo no / chưa no có
nhiều nối kép còn cần chú ý tương quan giữa các acid
béo chưa no nhóm n - 6 (linoleic) và nhóm n - 3 (DHA
và EPA). Do đó nên bớt chất béo từ mở, thịt, bơ, sữa
toàn phần mà thay vào đó các acid béo chưa no từ dầu
thực vật và cá.
+ Giá trị một sô" loại thức ăn đốì vói bệnh tim mạch đã
được đánh giá lại.
Trước hết là đỐl vối trứng. Một quan niệm phổ biến cho
rằng để giảm lượng cholesterol dưối 300 mg /ngày thì trUốc hết
nên kiêng trứng vì mỗi quả trứng có đến 200 mg cholesterol.
Điều đáng ngạc nhiên là rất ít bằng chứng về mối liên quan
giữa ăn nhiều trứng với bệnh mạch vành. Sự th ật trong trứng
tuy nhiều cholesterol nhưng lại có các chất dinh dưỡng quí giá
khác như lexitin, protein, các acid béo chưa no, folat, vitamin
nhóm B và các chất khoáng. Do đó người ta cho rằng ở những
người khỏe mạnh, sử dụng trứng vừa phải là một phần của chế
độ ăn đủ dinh dưỡng và cân đôi {30).
135