Page 139 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 139
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Tiêp đó là các loại hạt có vỏ. Trước đây vẫn cho rằng các
loại hạt có vỏ là không tô"t vì có nhiều chất béo. Nhưng nhiều
bằng chứng gần đây cho thấy sử dụng thường xuyên các loại
hạt có vỏ có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành. Đó là do phần
lớn chất béo có trong các loại hạt thuộc nhóm acid béo chưa no
một hoặc nhiều nốì kép có tác dụng giảm LDL -cholesterol
(30,81).
2 . Các chất chống oxy hóa và bệnh mạch vành (vitamin E, c,
carotenoids và tlavonoids) (36,37,38)
Nghiên cứu vai trò các châ't chông oxy hóa trong phòng
ngừa các bệnh tim mạch là một hưống nghiên cứu rất được chú
ý trong những năm gần đây. Đã có nhiều bằng chứng thuyết
phục vê môi quan hệ đó, nhìn chung vai trò các thức ăn rõ
ràng hơn là các chất dinh dưỡng riêng lẻ. Có thể các châT
chông oxy hóa nằm trong thức ăn hiệu nghiệm hơn là đứng
riêng lẻ vì chúng ở trong một phức hỢp có tác dụng tương hỗ
lẫn nhau mà hiện nay chưa xác định được. Cơ chế chung của
các chất chống oxy hóa là tác dụng ức chế oxy hóa LDL. Một
chế độ ăn nhiều rau và quả dồi dào các chất chông oxy hóa đã
được khẳng định có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành.
Nhiều chất chông oxy hóa đã được nghiên cứu. Trưóc hết là
vai trò bảo vệ của vitamin E (a - tocopherol) đốĩ vối sự oxy hóa
LDL trong bệnh vữa xơ động mạch. Bổ sung vitamin E làm
giảm nguy cơ bệnh mạch vành ở nam và nữ. Vitamin E còn có
tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, hệ cơ xương và võng mạc mắt
chống oxy hóa. Một sô" công trình nghiên cứu theo dõi chiều dọc
ở Hoa Kỳ cho thấy mối liên quan giữa vitamin E với bệnh mạch
vành là chắc chắn tuy vậy điều đó chưa được khẳng định ở một
sô" công trình khác và các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.
Vitamin c cũng có đặc tính chông oxy hóa cao. Một sô' công
trình nêu lên khả năng có mô"i liên quan giữa mức vitam in c
trong khẩu phần với bệnh tim mạch nhưng các kết quả còn
136