Page 122 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 122
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Chương 7
DINH DƯỠNG VÀ BÊNH TIM MACH
Các bệnh tim mạch là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong
chủ yếu ở các nước công nghiệp hóa. Bệnh cũng đang có xu
hưóng tăng nhanh ở nước ta trong những năm gần đây. Mỗì
liên quan giữa bệnh tim mạch với chê độ ăn đã được quan sát
thấy từ cuối thế kỷ XIX khi có thể gây thực nghiệm xơ mỡ động
mạch trên thỏ bằng chế độ ăn nhiều cholesterol và acid béo no.
Vào năm 1933, người ta phát hiện thấy các quần dân cư sử
dụng nhiều acid béo no có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch và
bệnh mạch vành (CHD). Vào những năm 60 thế kỷ trước,
Ancel Keys thông qua một nghiên cứu ở 7 quốic gia đã cho thấy
các acid béo no trong khẩu phần là yếu tô môi trường chính
của bệnh mạch vành (22). Trong 7 nước đó lượng chất béo no
thay đổi từ 3% tổng sô' năng lượng (Nhật Bản) tối 22% (Bắc
Phần Lan). Lượng trung bình cholesterol toàn phần trong
huyết thanh ở N hật là 4,3mmol/l (165mg/dl) và 7,0mmol/l
(270mg/l) ở Phần Lan. Tỷ lệ người dân mới mắc bệnh mạch
vành trong 15 năm dao động từ 144/1000 ở Nhật, tói
1202/10000 ở Đông Phần Lan. Các kết quả cho thấy ở mức
cộng đồng hàm lượng cholesterol huyết thanh liên quan chặt
với mắc bệnh mạch vành. Mối liên quan chặt chẽ giữa mức tiêu
thụ acid béo no và cholesterol huyết thanh gợi ý rằng sự thay
đối của cholesterol toàn phần giữa các quần dán cư chủ yếu là
do sự khác nhau về mức sử dụng acid béo no. Chế độ ăn của
người Eskimo có tổng sô' chất béo cao nhưng lượng acid béo no
thấp (giàu acid béo chưa no từ hải sản) nên có thể là nguyên
nhân làm cho bệnh mạch vành ở đấy thấp.
120