Page 115 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 115
Dinh dưởn^ dự phòng các bệnh mạn tính
tính ảnh hưởng tới chuyển hóa cơ sở, tuy vậy độ dao động giữa
các cá thể có thể tới 30%. Điều đó giải thích một phần rằng
cùng khẩu phần năng lượng như nhau có thể gây béo phì ở
nhóm người này mà không gây béo phì ở nhóm người khác.
3. Yếu tô di truyền
Các yếu tô" di truyền có vai trò nhất định đốì vối béo phì,
những đứa trẻ béo phì thường hay có cha mẹ béo phì , tuy vậy
nhìn trên đa số cộng đồng yếu tô" này không lớn. Có đến 20 gen
có liên quan đến tính nhạy cảm với béo phì ở các cá thê khác
nhau, trong đó gen Ob với sản phẩm là leptin được chú ý nhất.
Leptin do mô mõ sản xuâ"t từ các gen Ob. Tê bào mỡ sản xuất
ra leptin, hormon này tác động đến hệ thần kinh trung ương,
đặc biệt là tuyến dưới đồi để hạn chế ăn uô"ng và tăng cường sử
dụng năng lượng của cơ thể. Gen Ob bắt đầu được phân lập ở
chuột nhắt, chuột nhắt Ob /Ob thiếu leptin nên béo. Tiêm
leptin cho chuột nhắt Ob /Ob gây giảm cân. Tuy nhiên, tiêm
leptin cho người béo chỉ hơi gây giảm cân nên có thể tình trạng
kháng leptin hơn là thiếu leptin mới là yếu tô" gây béo phì ở
người. Bên cạnh leptin, mô mỡ còn sản xuâ't ra adipopectin và
resistin mà vai trò đang được chú ý nghiên cứu trong bệnh lý
béo phì, tiểu đường kháng insulin và cả trong bệnh lý vữa xơ
động mạch (25,69). Hiện nay, vai trò của leptin đôi với béo phì
ở người còn chưa chắc chắn.
Các gen này có thể biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi và
giới tính. Khi có môi trường thuận lợi cho béo phì bao gồm chê"
độ ăn dư thừa và ít nhu cầu hoạt động thể lực, các gen này có
thể làm tăng tính mẫn cảm đô"i với béo phì. Kiểu "gen tiết
kiệm" cũng được đề cập đến nhiều trong y văn gần đây. Giả
thuyết kiểu "gen tiết kiệm" được chọn lọc bởi đói kém trong
quá trình tiến hóa và kiểu "pheno -typ tiết kiệm" được điều
chỉnh do điều kiện dinh dưõng trong thời kỳ có thai, cả hai
dạng này đều có lợi trong thòi kỳ thiếu đói nhưng trở nên bất
113