Page 110 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 110
Dinh dưdng dự phòng các bệnh mạn tính
Tình trạng phân bô' mỡ trong cơ thể với sức khỏe, bệnh tậ t
đã được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây. Tuy vậy,
người ta còn cần hiểu thêm cơ chế của tình trạng đó, các kỹ
thuật đánh giá cần chính xác hơn, sự khác nhau giữa các
nhóm chủng tộc cũng như ảnh hưởng của thay đổi hành vi đến
sự phân bô' mỡ trong cơ thể (53).
iv; HẬU QUẢ CỦA THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ TỚI sức KHỎE
Béo phì là một bệnh lý độc lập đồng thời là một trong những
yếu tô' nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh
mạch vành (CHD), bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc
insulin (non isulin dependent diabetes mellitus - NIDDM). Các
yếu tô nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây (Non
Communicable Disease - NCD) là hút thuốc lá, béo phì, tăng
huyết áp và tăng cholesterol máu.
1. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch (Cardio-Vascular Disease- CVD) bao gồm
bệnh mạch vành, đột tử và các bệnh mạch ngoại vi. Béo phì là
một yếu tô' nguy cơ độc lập với bệnh mạch vành, là yếu tô' báo
trưốc quan trọng bệnh này, chỉ đứng sau tuổi và rô'i loạn
chuyển hóa lipid. Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo
bụng. Hơn thê' nữa, tử vong do bệnh mạch vành đã tăng lên khi
thừa cân, dù chỉ 10% so với trung bình.
Cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khi BMI
tăng, những người béo có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người
bình thường, nguy cơ này càng cao khi tuổi càng trẻ và thòi
gian càng kéo dài. Người ta nhận thấy giảm 7, 5 mm Hg huyết
áp tâm trương trong khoảng 70 - 110 mmHg sẽ giảm được 29%
nguy cơ bệnh mạch vành và 46% nguy cơ đột quị không phụ
thuộc theo giới, tuổi và chủng tộc.
Môi liên quan giữa béo phì với đột quị chưa được chứng
minh như đô'i với bệnh mạch vành, ớ đây người ta thấy mô'i
108