Page 103 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 103
Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính
Công tác chăm sóc người mẹ trong chiến lược phòng chông
suy dinh dưỡng trẻ em cần được nhấn mạnh và cụ thể hơn.
Trong thòi kỳ bào thai, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
phụ thuộc tất cả vào người mẹ, mà những người phụ nữ nói
chung dù đang mang thai vẫn có tính nhường nhịn chia xẻ, ít
khi đòi hỏi, dù là quyền lợi cho thai nhi trong bụng. Kiểm soát
suy dinh dưỡng bào thai đòi hỏi phải cụ thế hóa các hoạt động
chăm sóc người mẹ trước khi sinh và thời kỳ đó phải dành đưỢc
vị trí và có nội dung hoạt động cụ thể như sau khi đứa trẻ ra
đòi. Chúng ta thường nói sữa mẹ là thức ăn tót nhất cho đứa trẻ
sau khi sinh vậy thì trước khi sinh, thai nhi phải được nuôi thế
nào và cách theo dõi chất lượng nuôi dưỡng thai nhi ra sao?
Chúng ta cũng cần xem xét vấn đê phòng chống suy dinh
dưỡng và kiểm soát các bệnh mạn tính liên quan đến dinh
dưỡng trong bốì cảnh của thời kỳ chuyển tiếp. Rõ ràng là trong
10 năm trở lại đây song song vối tăng trưởng kinh tế, điều kiện
dinh dưỡng của nhân dân ta đã được cải thiện từng bưốc, đồng
thòi cũng đã xuất hiện tình trạng ăn uô"ng "dư thừa" ở một sô"
tầng lớp trong xã hội. Nhiều bệnh mạn tính liên quan đến dinh
dưỡng có xu hưống gia tăng nhanh, trước hết là tình trạng
thừa cân, béo phì và bệnh đái tháo đường. Kinh nghiệm ở
nhiều nước phát triển cho thấy sự gia tăng các rối loạn thuộc
hội chứng chuyển hóa X thường đi qua một thòi kỳ tiềm ẩn hay
còn gọi là thế hệ "trăng mật" (honey-moon generation) có
nghĩa là các biểu hiện bệnh lý và biến chứng có phần nhẹ, lành
tính nhưng thường là sau một th ế hệ sẽ xuất hiện thời kỳ kịch
phát với các biến chứng nặng nê hơn (như mù, suy thận, cắt
cụt chi ở bệnh đái tháo đường). M ặt khác, ở thời kỳ này, sô"
người bệnh được chẩn đoán thâ"p hơn nhiều so với sô" người mắc
và thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi đã có hiến
chứng. Do đó, chúng ta cần tăng cường cảnh giác với thời kỳ
tiềm ẩn, th ế hệ "trăng mật" mà cần triển khai sớm và chủ
động công tác dự phòng và kiểm soát các bệnh mạn tính có liên
quan đến dinh dưỡng.
101