Page 488 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 488

8.  Kết luận

              Lợi ích trong việc sử dụng các chất phụ gia đã được các nhà sản xuất, người làm
          công tác  khoa  học vệ  sinh  an toàn thực  phẩm  và  ngưồi  tiêu  dùng xác  nhận  để  giữ
          cho  thực  phẩm  có  thể  kéo  dài  thòi  gian  bảo  quản  lâu  được  hàng  năm,  với  giá  trị
          thương phẩm, màu và mùi vị ổn định.  Ngoài ra còn giúp cho các nhà sản xuất giảm
          giá thành, thay đổi được nhiều dạng chế biến sản phẩm và có giá trị trong ăn kiêng.

              Nhưng điều quan trọng sô" một trong sử dụng phụ gia là phải quản lý và tổ chức
          kiểm  tra  nghiêm  ngặt việc  sử dụng,  lạm  dụng và  gian  dôa phụ  gia,  nhằm  đảm  bảo
          an  toàn vệ  sinh  thực  phẩm  cho  người  tiêu  dùng,  ngăn các chất phụ  gia  có  thể gây
          độc hại sử dụng trong thực phẩm.
              Nhằm bảo vệ sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng,  quyền lợi chính đáng của
          người kinh  doanh, việc sử dụng các chất phụ gia và hàm lượng trong sản xuâ"t,  chế
          biến, bảo quản thực phẩm theo điều 7 chương 4 Luật bảo vệ sức khoẻ Nhân dân đã
          quy định phải được đăng ký và thường xuyên kiểm tra theo đúng Điều lệ vệ sinh và
          Tiêu chuẩn Chất lượng thực phẩm quy định.

          TÀI LIỆU THAM KHẢO

          1.  The  International  Progamme  on  Chemical  Safety  (IPCS),  WHO,  ILO.  UNEP.
              Chemical in Food, human health in the environment.

          2.  Food additive control in the U.S.S.R FAO  1980.

          3.  How  safe  are  Food  Additives,  Western  Australia  Health  Promotion  Services
              Branch.1990.

          4.  Food Act Malaysia  1983 and Food Regulations  1985, ISBN,  1990.






           3.  AN TOÀN VỆ SINH THỰG PHẨM có sử DỤNG KỸ THUẬT CỐNG NGHỆ GEN






              Thế giối  trưốc  năm  2000 có khoảng 6 tỷ người.  Trong thập  kỷ tổi có  nhiều khả
          năng  sẽ  tăng từ 8-10  tỷ  người vào  giữa  thập  kỷ và  như vậy tổng lượng thực phẩm
          sản  xuất  cần  phải  đạt  sự  tăng  trưởng  trên  40%.  Rất  khó  khắc  phục  mốĩ  quan  hệ
          không  cân  đối  giữa  cung  và  cầu  nếu  không  có  sự  đột  phá  về  công  nghệ  sinh  học
          chuyển đổi gen.
              Từ xa xưa người nông dân đã chọn lọc tuyển lựa được nhiều  giống cây trồng có
          đặc  tính  tô"t  qua  quá  trình  lai  tạo  và  tuyển  chọn  trong  nhiều  thế hệ  tiếp  theo  sử
          dụng  gen  của  2  cá  thể  để  tạo  giông  mối  mà  không  dự  đoán  được  các  đặc  tính  của
          giống  mới.  Khác  với  phương  pháp  lai  tạo  truyền  thông  cổ điển,  kỹ  thuật  sử  dụng
          công nghệ  gen hiện nay cho phép thêm hoặc bớt chính xác một hay nhiều đặc tính



          480
   483   484   485   486   487   488   489   490   491   492   493