Page 485 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 485

5. Vấn đề liều lượng của các châ't phụ gia
         Trên thực tế, hiện nay trong thuốc uống và thực phẩm ngay ở dạng thiên nhiên
     đã  có  một  nồng  độ  nhất  định  không  tránh  khỏi  các  chất  độc  như  asen  và  xyanua.
     Cho  dù  là  thực  phẩm  không  có  chất  độc  trên  và  hoàn  toàn  có  giá  trị  dinh  dưõng,
     nhưng nếu  sử dụng quá nhiều cũng sẽ trở thành chất độc vì gây sự chuyển hoá quá
     mức trong cơ thể.  Rõ ràng là có một số chất phụ gia với liều rất nhỏ (dưới liều lượng
     cho phép) thường không gây hại.  Nhưng cũng cần chú ý là nếu dùng thưồng xuyên
     hàng ngày,  hàng năm  tuy với  số lượng rất nhỏ nhưng tích luỹ dần và đến một thòi
     gian nào đó số lượng sẽ tới ngưỡng của độc và dùng thêm nữa, nhất định sẽ gây độc
     hại  đối với cơ  thể.  Ngoài ra  một  số chất phụ  gia  được  sử dụng với  mục đích để bảo
     vệ thực phẩm  đã phá huỷ một sô" chất dinh  dưỡng và vitamin gây nên sự thiếu hụt
     vitamin  và  một  số chất  cần  thiết  khác  trong  cơ  thể.  Thí  dụ  khi  sử  dụng  anhydrit
     sulíurơ để bảo quản rưỢu vang đã phá huỷ nhóm vitamin Bi hoặc dùng H2O2 để bảo
     quản sữa có thể cô lập nhóm thiol và làm mất tác dụng sinh lý cần thiết của sữa đối
    với cơ thể.

     6. Sự cần thiết phải bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng

         Quy định của Bộ y tế nước ta và các tổ chức quốc tế FAO, OMS từ trước đến nay
     đều  quy  định,  trừ  những  chất  phụ  gia  đã  được  nghiên  cứu  kỹ  và  xác  định  không
     độc,  cho  phép  dùng  trong  thực  phẩm  mối  đưỢc  sử  dụng trong  chế biến  phụ  gia  và
     nấu  nướng chế biến  thực  phẩm,  còn  các chất  khác  chưa  xác  định  tác  dụng độc  hại
     phải  nghiêm  ngặt cấm.  (2)  Phần  lớn  các nước  đều  dựa  vào nguyên  tắc  trên  để cho
     phép  sử  dụng  chất  phụ  gia  trong  thực  phẩm.  Có  loại  được  nưóc  này  cho  phép  sử
     dụng  thì  bị  nưóc  khác  cấm.  Cũng  có  những  châ"t  khi  mói  phát  hiện  và  cho  phép
     dùng  trong  thực  phẩm,  xác  định  là  không  độc  như  xyclamat  so  vối  saccarin  (một
     loại  đường hoá học),  được coi là một chất cung cấp ít calo thay thế cho đường.  Phát
     hiện  lần  đầu  năm  1950  và  năm  1958  đưỢc  Chính  phủ  Mỹ  cho  phép  sử  dụng theo
     danh  sách các chất phụ gia an toàn để điều trị bệnh đái đường.  Sau khi được phép
     xyclamat  đã  tràn  ngập  thị  trường  thực  phẩm  trong  các  mặt  hàng  nước  quả,  kẹo,
    bánh,  kem  ...  Dân  Mỹ  đều  tin  tưởng  nhai  kẹo,  bánh  có  xyclamat  suốt  ngày  mà
     không.sỢ bị bệnh "đường huyết". Tới tháng  10 năm  1969 trong một công trình kiểm
     tra  kỹ lưỡng,  các  nhà  khoa  học Mỹ đã  xác  định xyclamat có thể gây ung thư bàng
     quang của chuột và lúc đó xyclamat đã bị loại khỏi danh mục các chất phụ gia được
     phép  sử  dụng.  0   Pháp,  xyclamat và  saccarin  chỉ  được  dùng  theo  chỉ  định  nghiêm
     ngặt của bác sĩ.

         Trường  hợp  nitrat,  nitrit  cũng  tương  tự  như  trên.  Từ  năm  1920,  người  ta  đã
     phát  hiện  muối  nitrit  có  tác  dụng  giữ  màu  và  ức  chế sự  hoạt  động của  một  sô" vi
     khuẩn  trong  chê" biến  thịt  cá.  Năm  1925,  Bộ  Nông  nghiệp  Mỹ  cho  phép  sử  dụng
     nitrit  đế bảo  quản  thịt.  Nhưng sau  đó  người  ta thấy việc  sử  dụng nitrit cũng nguy
     hiểm vì:



                                                                                      477
   480   481   482   483   484   485   486   487   488   489   490