Page 484 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 484
màu hoá học. Tất nhiên là giá trị dinh dưỡng của cá hồi bị kém đi và có thể trở
thành độc do các phẩm màu gây nên.
Để ngăn ngừa lạm dụng chất phụ gia trong thực phẩm, tại nước ta cũng như
một sô nước, luật bảo vệ sức khoẻ và điều lệ vệ sinh thực phẩm đã quy định chặt
chẽ bắt buộc các cơ sở sản xuất phải ghi rõ tên chất phụ gia và tỷ lệ chất đó trong
thực phẩm đó trong thực phẩm trên nhãn bao bì. Điều đó sẽ hạn chế rất nhiều sự
lạm dụng của các cơ sở sản xuất và thúc đẩy các cơ sở nghiên cứu, cải tiến quy trình
sản xuất, để không phải sử dụng chất phụ gia nữa. ỏ Pháp năm 1877 Pasteur đề
nghị với Bộ y tê có quy định với các cơ sở sản xuất, khi sản xuất đậu hạt hộp, nếu có
cho thêm muối đồng phải ghi rõ trên nhãn "đậu hạt hộp có màu xanh của muối
đồng". Năm 1964 khi người ta phát hiện được muối đồng phá huỷ vitamin c, người
ta lại thay bằng muối clorophyl đồng nhưng cũng phải bắt buộc phải ghi trên nhãn
hộp. Thực tế quy định bắt buộc phải ghi chất phụ gia trên nhãn hộp đã làm giảm sự
tiêu thụ của khách hàng một cách rõ rệt với các mặt hàng thực phẩm trên và bắt
buộc các nhà sản xuất không dám cho thêm muôi đồng vào hạt đậu hộp để làm đẹp
màu. Cho tới nay người dân Pháp đã bằng lòng và rất quen vối mặt hàng đậu hạt
hộp có màu xanh nhạt.
4. Các châ't phụ gia trong cơ thể
Khi vào cơ thể các chất phụ gia cũng như các loại thực phẩm đều bị phân chia
thành những phần tử đơn giản nhỏ nhất, và chủ yếu vào máu, màng tế bào, rồi từ
đó được tái kết hợp thành các chất cần thiết cho cơ thể.
Cơ thể người thường xuyên có các tổ chức và bộ phận có tác dụng bảo vệ chông
chất độc (thí dụ: bạch cầu trong ruột non, các niêm mạc tiêu hoá, tế bào tổ chức của
gan.v.v...)
Khi có chất lạ vào cơ thể, các tổ chức và bộ phận bảo vệ này sẽ trung hoà các
chất độc, phân tích chất độc thành những phần đơn giản và tổng hỢp lại thành các
chất khác để cơ thể hấp thụ đưỢc hoặc bài tiết ra ngoài. Thí dụ phẩm màu
Tartrazin tổng hỢp dùng thay màu của caroten có trong màng hạt gấc và cà rốt, Jíhi
vào cơ thể sẽ biến thành 17 chất chuyển hoá khác. Tất cả đều vô hại và đều bị cơ
thể sử dụng thành nguồn nhiệt năng.
Propionat natri hoặc kali cũng vậy: Đó là một acid béo và ở trong cơ thể sẽ
chuyển hoá thành CO2 và nước. Thực nghiệm dài ngày trên động vật đã chứng
minh tính vô hại rõ rệt ngay cả khi dùng với liều cao cho cơ thể người.
Nhưng có một số chất khi vào cơ thể lại vẫn hỢp thành các chất có tác dụng độc
như chất có màu vàng của bơ (Jaune de beurre). Chất này đã cấm không được dùng
trong thực phẩm để nhuộm màu của mỡ đặc margarin vì khi thực nghiệm trên cơ
thể chuột, nhận thấy chất màu này đã hình thành thêm nhiều hỢp chất có tác dụng
gây ung thư trên chuột.
476