Page 437 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 437

7.  Natri và bệnh huyết áp cao.
          8.  Lạm dụng đường và bệnh sâu răng.

          Năm 1996 Glinsmann WH. đã sắp xếp phân loại 10 thành phần dinh dưõng cần
      được bổ sung ghi vào nguồn thức ăn chức năng (4);
          1.  CấQ chât chôhg oxy hoá,  điếu  hoà  tác động phòng sự oxy hoá và bảo vệ tác
             động đến nguyên nhân gây oxy hoá.
         2.  Các chất chống  gây đột biến,  chống gây ung thư và  tác  động gây cảm ứng
             enzym trong chuyển hoá dị sinh học.
         3.  Các chất chống vi khuẩn và siêu vi khuẩn.

         4.  Các chất tăng cường chức phận đường ruột bao gồm xơ tiêu hoá sinh học và
             tiền sinh học đối với hệ vi khuẩn đường ruột.
         5.  Các tác nhân điều hoà miễn dịch và chông viêm nhiễm.

         6.  Các châ't điểu hoà thần kinh.
         7.  Các chất nội tiết tố thực vật.

         8.  Các chất đề phòng cao huyết áp.
         9.  Các tác nhân làm giảm cholesterol.

          10. Thành phần thực phẩm đã giảm yếu tố gây dị ứng.
         Hiện tại  trên thị trường thực phẩm Mỹ đã có khá nhiều dạng thực phẩm thức
     ăn chức năng, nưốc uô"ng sản xuất dưới dạng công nghiệp được ghi nhãn với tên gọi
     thức  ăn  dinh  dưỡng,  thức  ăn  tự  nhiên,  thức  ăn  sức  khoẻ  có  lượng  chất béo  thấp,
     nhiều chất xơ và  được bổ sung thêm  vitamin,  mỗi năm  tăng khoảng 20% và năm
      1988 sản lượng mói đạt 2,8 tỉ USD, tới 1996 đã là 71 tỉ (5) (Phụ lục 3).
         Thị trường Nhật Bản; sản phẩm thức ăn chức năng hàng năm tăng khoảng 8%
     và năm  1995 đạt sản lượng 4,5 tỉ USD.

         Thị  trường Trung Quốc:  đã xác định trên  10.000 chủng loại thức ăn chức năng
     được  gọi  là  thức ăn  dinh  dưõng với  tổng sản  lượng hàng năm  khoảng  2,5  tỉ  USD,
     bao gồm cả thức ăn truyền thống y học cổ truyền và thức ăn chức năng, cả hai đều
     có lợi cho sức khoẻ (6) (Phụ lục 4).
         Thị trường châu Âu và Anh: tập trung vào thực phẩm có nhiều xơ và chê biến
     sữa  chua  để  tăng khả  năng hoạt  động  tại  đường  tiêu  hoá  (7)  và  phòng  bệnh  tim
     mạch,  giảm cholesterol,  cải thiện hệ thần  kinh  trung ương  V.V..  Điều  lệ  Ghi nhãn
     Sản phẩm Thực phẩm Anh qui định, nghiêm cấm việc ghi nhãn thực phẩm phòng
     và điều trị các bệnh cụ thể, trừ khi đã có công trình nghiên cứu được chấp nhận.

     5.  Các thành  phần có hoạt tính  sinh  lý cao trong  nguồn thức ăn chức năng

         Hiện các nhà khoa học đang tập trung sự chú ý vào 4 thành phần sau:






                                                                                       429
   432   433   434   435   436   437   438   439   440   441   442