Page 434 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 434
3. Thức ăn chức năng, thức ăn thuốc, thuốc và thức ăn thường ngày
Thức ăn thuốc (medical foods), thức ăn chức năng (functional foods) khác với
thức ăn phổ biên thông dụng (ordinary foods) là thức ăn ngoài giá trị dinh dưỡng
chung còn có tính năng đặc biệt chủ động phòng và điều trị bệnh.
Thức ăn thuốíc do yêu cầu phải đảm bảo độ chính xác cao về đặc tính khoa học
kỹ thuật y dưỢc, cũng như liều lượng trong chế biến, phối chế thực phẩm và thuốc
theo công thức phòng và điều trị bệnh, cần được đăng ký theo qui định của Cục
Dược và Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn thực phẩm Bộ Y tế. Tại Mỹ, từ
năm 1990 sản phẩm thức ăn thuốc phải được dán nhãn theo qui định của Luật Ghi
nhãn quốc gia (National Labelling Education Act, NLEA) (2), và có bốh nội dung
cần được đặc biệt quan tâm trong sản phẩm thức ăn thuốc và thức ăn chức năng:
1. Ghi nhãn theo qui định của thực phẩm, thức ăn và thuốc.
2. Tránh sự nhầm lẫn, lợi dụng, gian dối.
3. Phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao theo qui định của Cục Dược và Cục Thực
phẩm (HACCP, GMP).
4. Đảm bảo tính an toàn, lành và hiệu quả trong sử dụng phòng và điều trị
bệnh.
Từ năm 1988 tại Hoa Kỳ, EDA đã xác định thức ăn thuốc với định nghĩa pháp
lý (legal deíinition) là thực phẩm và thuốc, được phối chế theo công thức sử dụng
thẳng qua đường ruột (enteral nutrition) được sự chỉ định và hướng dẫn theo dõi sử
dụng và kiểm tra của y sinh, với các yêu cầu nuôi dưỡng đặc biệt, trước trong và
sau khi mô với một số bệnh cấp, mạn tính, cơ thể khó và không thể tiêu hoá hấp
thu qua đường miệng hoặc dạ dày...
Thức ăn thuốc là thành phần phôi chế hỗn hỢp với nhiều thành pl;ần dinh
dưỡng giàu năng lượng, có nhiều nguồn glucid, protein, lipid cao, đủ lượng vi
khoáng, vitamin và các chất sinh học tự nhiên, tăng khả năng đề kháng, miễn dịch
theo yêu cầu phòng và điều trị bệnh, nuôi dưỡng thuận lợi qua ống thông vào thẳng
dạ dày ruột cho bệnh nhân thường bị mắc bệnh rối loạn dinh dưõng hoặc tiêu hoá
hấp thu đường ruột kém (do ruột ngắn, hoặc có đưòng tắc nghẽn)... Theo qui định
của EDA Mỹ từ năm 1938, khi sử dụng thức ăn thuốc phải được bác sĩ kê đơn, chẩn
đoán sử dụng theo phác đồ điều trị với mục tiêu: ngoài ý nghĩa bổ sung đủ các chất
dinh dưỡng còn có tác dụng hỗ trỢ làm dịu các cơn đau và hồi phục nhanh cơ thể
người bệnh... Hiện tại, trên thị trường các nước đã và đang phát triển, có 4 loại thức
ăn chức năng, thức ăn thuốc, thức ăn thông thường và thuốc phổ biến vói các
nhãn hiệu:
1. Thức ăn thông thường với các thực phẩm phổ biến có giá trị dinh dưõng
(ordínary food ingredients) đưỢc thể hiện trên nhãn các thành phần chính và phải
đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm được cộng đồng xã hội chấp nhận, đảm
bảo chất lượng đăng ký theo qui định của Điều lệ Vệ sinh Thực phẩm.
2. Thức ăn chức năng (thức ăn bổ sung Dietary supplements) với các thực phẩm
có giá trị sinh học đặc biệt cao, yêu cầu ghi nhãn phải chân thật, rõ ràng tránh hiểu
426