Page 436 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 436

4. Thức ăn chức năng và sức khoẻ bền vững

               Nghiên cứu khảo sát dịch tễ học trong dinh dưõng tại Mỹ, các nhà khoa học đã
           xác định khi sử dụng các thành phần dinh dưỡng không hỢp lý thiếu cân đốì trong
           thực  phẩm  và khẩu  phần  ăn thường gây nên tỉ lệ  tử vong cao  trong 5 bệnh:  động
           mạch vành (CHD),  một  số bệnh ung thư do nguyên nhân ăn uốhg, choáng đột quị,
           đái  tháo  đường không  phụ  thuộc  vào  insulin  (NIDDM)  và  xơ  vữa  động  mạch  (4).
           Các công trình khảo sát trên đã  thúc  đẩy các  nhà  khoa  học về dinh  dưõng nhanh
          chóng tìm các thành  phần dinh  dưỡng và không dinh dưỡng trong nhiều  loại thực
           phẩm,  có chức năng sinh  lý và  sinh học cao  trong cơ thể,  có tác  động tăng sự đáp
           ứng miễn dịch và tiềm lực tối đa về gen trong cơ thể để phòng bệnh,  đặc biệt là các
          bệnh mạn tính.

              Hippocrate  người được cả thế giói coi là ông tổ của ngành y  dược,  đã xác định
          thực phẩm từ cây thực phẩm và cây thuốc, hoàn toàn có thể phòng và điều trị khỏi
           nhiều  bệnh.  Một  số  thành  phần  không  có  giá  trị  dinh  dưõng  trong  thực  phẩm
           nhưng lại  có  chức  năng phòng và  làm  chậm  sự  tiến  triển bệnh  và  thực  phẩm  kết
          hỢp  đưỢc tất cả các  đặc tính trên đều đưỢc  gọi là  nguồn thực  phẩm,  thức  ăn chức
          năng,  thức  ăn chỉ  định,  thức  ăn truyền thông,  thức  ăn thuốc  chữa bệnh,  cần vận
          dụng tổng hợp các thành tựu về dinh dưỡng, tác dụng dược lý của ngành y dưỢc, kết
          hợp với các  chất có và  không có  giá  trị  dinh  dưỡng  "hoá thực vật"  trong khoa học
          thực phẩm,  nhằm nâng cao  sức khoẻ và lao động bền vững cho con người.  Đối với
          thức ăn thuốc cần chú ý có sự xem xét kỹ của ngành dược (DA) và ngành chất lượng
          vệ sinh an toàn thực phẩm (FA) và ở Mỹ những sản phẩm thực phẩm này phải được
          dãn  nhãn  theo  qui  định  của  Luật  Ghi  nhãn  Quốc  gia  (NLEA)  được  ban  hành  từ
          năm  1990. Bốn nội dung cần được đặc biệt quan tâm (2):
              -  Ghi nhãn theo qui định của thực phẩm, thức ăn và thuốíc.

              -  Tránh sự nhầm lẫn, gian dôl.
              -  Phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao theo qui định của Cục Dược và Cục Thực
                 phẩm.

              -  Đảm bảo tính an toàn, và hiệu quả phòng chữa bệnh trong sử dụng.
              Tại thị trường Hoa Kỳ PDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc của Bộ Y
          tể) và Viện Y học Quốc gia đã xác định tám nội dung ghi trong nhãn có liên quan
          đến nguồn thức ăn chức năng (3):

               1.  Hạt ngũ cốc, rau quả chứa chất xơ tiêu hoá đề phòng ung thư.

              2.  Rau quả và hạt ngũ cốc chứa xơ,  đặc biệt là xơ hoà tan đề phòng bệnh tim
                  mạch.

              3.  Quả và rau đề phòng bệnh ung thư (Phụ lục 1,2).
              4.  Calci đề phòng bệnh loãng xương.

              5.  Thực phẩm động vật nhiều acid béo no (bão hoà) và cholesterol gây nguy cơ
                  cao đối vối bệnh tim mạch.

              6.  Thực phẩm có nhiều chất béo dễ gây ung thư.



           428
   431   432   433   434   435   436   437   438   439   440   441