Page 422 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 422

r-BST) đề tăng lượng sản xuất sữa của bò. Tuy nhiên trong quá trình chọn lọc mong
           muốn  đạt  đưỢc  những  thay  đổi  tiến  bộ  trong  quá  trình  phát  triển  vật  nuôi,  cây
           trồng sẽ có thể hình thành kết quả không mong muốn.

               Thí dụ chuyển gen tạo albumin từ cây hạt có dầu của  Brazil  (Brazil nut)  sang
           cây  đậu  tương  để  tăng  hàm  lượng  acid  amin  có  chứa  sulfur  như  methionin  và
           cystein,  nhưng lại chuyển cả gen protein gây dị ứng từ hạt có dầu brazil  sang cho
           đậu tương (25) và năm  1992 PDA Hoa Kỳ đã ban hành quy định phải ghi trên nhãn
           sản phẩm nếu thực phẩm chuyển công nghệ gen có gây dị ứng (26).  Công nghệ thể
           hiện  gen  luôn  phụ thuộc vào sự hỢp  thành  gen  (makeup)  trong cơ thể,  và  gen  mới
           hình  thành  có  thể  sẽ  gây  độc  hại  cho  ngưồi  tiêu  dùng  do  đó,  các  sản  phẩm  công
           nghệ gen khi được sử dụng làm thực phẩm cho người và gia súc, rất cần phải đưỢc
           kiểm tra độc hại hoàn chỉnh vói các sô" liệu tin cậy.

           8. Estrogen thực phẩm

               Thuộc loại chất độc môi trường có thể làm thay đổi điều hoà nội tiết trong cơ thể
           và được gọi là chất phá vỡ nội tiết.

               Một số chất hoá học  môi trường với hoạt tính động dục (estrogenic activity)  đã
           tác động tới giới tính, thái độ, hành vi, khả năng sinh sản và sinh ung thư (27). Các
           chất  tác  động  động  dục  thường  gặp  trong  một  sô" chủng  loại  thực  vật  mọc  hoang
           hoặc gieo trồng đã gây giảm sô" lượng tinh trùng, trong một sô" cộng đồng dân cư 40
           năm qua đã gây ung thư vú và bệnh lạc màng trong tử cung.  Nếu tác động phá vỡ
           tuyến nội tiết   động    dục lâu dài sẽ dẫn đến xảy thai và ung thư cổ tử cung, ung
           thư  tinh  hoàn  và  tuyến  tiền  liệt  (28).  Một  thí  dụ  khác  là  trứng  chim  gà  sẽ  có  vỏ
           mỏng khi  thức  ăn  chăn  nuôi  có lượng DDE  cao  là  dẫn xuất  chuyển hoá  của  DDT
           (29).

           9. Kết luận: Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và nhiệm vụ của ngành y tế

               Đánh  giá  nguy  cơ  ô  nhiễm  các  chất  hoá  học  luôn  là  nhiệm  vụ  trọng  tâm  của
           ngành y tê và các ngành có liên quan nhằm kiểm tra phát hiện các hoá châ"t gây ô
           nhiễm  môi trường đã  tác động tới  sức khoẻ  con người và  động vật nuôi trong quá
           trình phát triển và trưởng thành.  Các hoá chất độc hại thường gặp phổ biến và có
           lượng cao là ở môi trường không khí nước và đất so vói thực phẩm. Tuy nhiên, nếu
           các chất hoá học  độc hại lại có cả ở trong thực phẩm và cần phải tính  đến  sự phối
           hợp của tổng các chất độc hại trong môi trường,  dù là ở dạng vi lượng rất nhỏ.  sử
           dụng thuật ngữ  "Tổng lượng khẩu  phần  được khảo  sát"  (TDS,  total  diet  study)  do
           FDA's  Hoa  Kỳ  khuyến  cáo  để triển  khai  đánh  giá  đúng  nguy  cơ  hoá  chất  từ  môi
           trường đã nhiễm vào cơ thể hàng ngày và so sánh vối các sô" liệu chỉ tiêu theo giối
           hạn quy định.  Sẽ không có  nguy cơ gây nguy hiểm cho  sức khoẻ khi lượng ăn vào
           trong  khẩu  phần  thấp  hơn  giá  trị  do  khuyến  cáo  của  ADI  của  WHO's  hoặc  liều
           tham  khảo  (RÍD)  của  cơ quan  Bảo  vệ  môi  trường Hoa  Kỳ  EPA's.  Trong tất cả  các
           trường hợp,  trẻ  em  thường có nguy cơ cao hơn  người lớn,  do  đó năm  1996 Luật về
           Bảo vệ Chất lượng thực phẩm Hoa Kỳ (Pood quality Protection Act) đã khuyến nghị
           cơ quan  EPA cần xác định sự khác nhau giữa đánh giá nguy cơ ô nhiễm của ngưòi
           lớn và trẻ em. Thí dụ: xác định chỉ sô' an toàn về hoá chất bảo vệ thực vật đánh giá




           414
   417   418   419   420   421   422   423   424   425   426   427