Page 413 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 413

9. NGUY Cơ CÁC CHẤT HOÁ HỌC GÂY ô NHIỄM
                             TỬ MÔI TRUỬNG VAO THỰC PHẨM







     1.  Ý nghĩa

         Trong khoảng ba bôn  thập  kỷ  gần  đây  do  sự phát triển  nhanh  của các  ngành
     công nghiệp  trong cộng đồng dân cư tại nhiều  nước,  nhận  thấy có  nhiều chất hoá
     học  từ các  môi  trường  đã  gây  ô  nhiễm  thực  phẩm.  Ngoài  ô  nhiễm  từ vi  sinh vật,
     nấm môh, thực phẩm còn bị ô nhiễm do sử dụng không đúng hoặc lạm dụng các hoá
     chất bảo  vệ  thực  vật,  các  phụ  gia  thực phẩm,  các  chất bảo  quản hoặc  ô  nhiễm  tự
     nhiên,  các  chất hoá  học  có  bản  chất  thiên  nhiên  hoặc  tổng hỢp  xuất xứ  từ không
     khí, nước, đất và nhiễm vào thực phẩm.

         Tại  Hoa  Kỳ,  cục  Thực  phẩm  và  thuốíc  (FDA)  là  cơ  quan  chức  năng  có  trách
     nhiệm theo dõi quản lý và chủ động đề phòng sự ô nhiễm các chất hoá học gây độc
     hại trong thực phẩm. Trong quá trình quản lý, FDA luôn được trung tâm ứng dụng
     dinh  dưỡng  và  an  toàn  thực  phẩm  (CFSAN,  center  for  food  safety  and  applied
     nutrition)  hỗ trỢ thực thi trong nhiệm  vụ bảo vệ cộng đồng,  phòng sự ô nhiễm các
     chất độc hại hoá học nhiễm vào thực phẩm.
         Có thể đưa ra một thí dụ về theo dõi kiểm tra quản lý phụ gia thực phẩm có thể
     gây ô nhiễm thực phẩm.

         Phụ gia sử dụng trực tiếp chỉ cho phép với một lượng rất nhỏ, tối thiểu theo
     giới hạn quy định.

         Phụ gia sử dụng trực tiếp thứ cấp sử dụng trong quá trình chê biến và chỉ
     còn lại một dư lượng nhỏ dưới mức quy định sau quá trình chế biến.

         Phụ gia sử dụng gián tiếp chất phụ gia không cố ý cho vào thực phẩm nhưng
     có  thể  di  tản,  thâm  nhập  vào  thực  phẩm  trong  quá  trình  sản  xuất,  bao  gói  vận
     chuyển  và  dự  trữ.  Thí  dụ  chì  trong  bao  bì  bằng  sứ  hoặc  diethylhexyphthalat
     (DEHP) từ bao gói bằng chất dẻo v.v...
         FDA Hoa Kỳ luôn tuân thủ theo điều khoản Delaney (Delaney Clause) để kiểm
     tra xác định nguy cơ đánh giá độc hại lượng tồn dư của các chất ô nhiễm hoá học có
     thề  gây  ung thư  trên  động vật và  người  (1).  Trong nhiệm  vụ chức năng của  mình
     FDA luôn  quan hệ phối hỢp với Trung tâm  ứng dụng dinh  dưỡng và An toàn thực
     phẩm  (CFSAN).  uỷ ban  đánh giá Ung thư (CAC,  Cancer Assessment Committee).
     uỷ  ban  đánh  giá  Tần  sô"  gây  nguy  cơ  (QRAC,  Quantitative  Risk  Assessment
     Committee),  cơ quan bảo vệ  môi  trường  (EPA,  Environmental Protection Agency),
     Bộ  Nông  nghiệp  và  Thực  phẩm  (USDA,  Department  of food  and  agriculture)  và
     nhiều  tổ  chức  quốc  tế  như  Chương  trình  Quốc  tế  về  An  toàn  Hoá  học  (IPCS,
     International  Program  on  Chemical  Safety),  Tổ  chức  Y  tế  và  Nôngnghiệp  thực
     phẩm Thế giới (WHO, FAO), Tổ chức Chuyên viên Phụ gia Thực phẩm (JECFA) và




                                                                                       405
   408   409   410   411   412   413   414   415   416   417   418