Page 398 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 398

1.6.  Chẩn đoán và điểu trị

               Chẩn  đoán  thực  phẩm  gây phản  ứng  dị  ứng  quá  mẫn  cảm  có  thể bằng  nhiều
           biện pháp. Tự kiểm tra hoặc chẩn đoán qua bô" mẹ, người thân đều có tính thực tiễn
           phổ biến, nhưng đôi khi không tin cậy. Xác định cơ thể bị dị ứng thực phẩm thật sự
           đòi hỏi sự đánh  giá cẩn thận bằng y tế.  Đầu tiên  phải xác  định các phản ứng độc
           hại, sau khi ăn thực phẩm bị nghi ngờ. Nếu thực phẩm nghi ngờ chỉ có số lượng hạn
           chế, cần chú ý tối các triệu chứng đặc thù được ghi trong nhật ký.  sổ nhật ký theo
           dõi dị ứng thực phẩm phải đưỢc hướng dẫn tỉ mỉ để ghi đầy đủ các triệu chứng, thòi
           gian diễn biến và thực phẩm bị nghi ngờ.  Quá trình chẩn đoán được xem là tin cậy
           khi  trưòng  hỢp  phương pháp  hai  không có kiểm  tra  thuốíc vò  (đốì  chứng)  vối  thực
           phẩm  bị  nghi  ngờ  (double-blind  placebo-controlled  food  challenge.  DBPCFC)  (39).
           Phương pháp hai không sẽ không được sử dụng khi tiền sử của đối tượng bị đe doạ
           choáng phản vệ (life-threatening anaphylaxis) với thực phẩm bị nghi ngờ (39).
               Phản  ứng thực  phẩm  với  IgE-mediated  có  thể  xác  định  bằng  tét  châm,  chích
           trên  da  (skin  prick  test,  SPT)  hoặc  bởi  tét  dị  ứng  phóng  xạ  (radio-allergosorbent,
           RAST) (40). Tét đơn giản là SPT. Chỉ cần một ít dịch chiết tiêm vào dưối da ở phía
           trước hoặc sau cánh tay.  Nếu có nô"t phồng hoặc vùng tiêm  dưới da bị  đỏ chứng tỏ
           IgE dưới da phản ứng với protein trong dịch chiết.  Kiểm tra tet RAST cần phải sử
           dụng mẫu máu của bệnh nhân và huyết thanh của bệnh nhân sẽ tác động với chất
           gây  dị  ứng liên kết thành  một  số chất cơ bản  rắn.  Mức  độ  liên  kết  đưỢc  đánh  giá
           bằng phóng xạ đánh dấu (radiolabeled).  Kháng cơ thể IgE (radiolabeled antihuman
           IgE).  Kết quả tét RAST tương đương và tin cậy như SPT, nhưng tất cả các tét đều
           đắt.  Mặt khác phải chọn bệnh nhân có độ mẫn cảm cao vì tét SPTs có thể gây độc
           với bệnh nhân (41).
               Các bệnh nhân dễ bị dị ứng thực phẩm luôn cần phải nhớ các thực phẩm đã gây
           dị ứng và cũng cần phải nắm  được thành  phần  dinh dưỡng của thực  phẩm  để lựa
           chọn,  đảm  bảo  đủ  dinh  dưỡng  trong  khẩu  phần  ăn  khi  bị  dị  ứng  với  một  số
           thực phẩm.


           2.  Bệnh đau  bụng  đường  ruột (Celiac disease)
               Bệnh đau bụng đường ruột còn gọi là "Celiac sprue" hoặc bệnh mẫn cảm gluten
           ỏ ruột non (gluten-sensitive enteropathy) thường gặp khi đối tượng sử dụng bột mỳ,
           mạch đen (rye), đại mạch (barley) và đôi khi cả yến mạch (oats). Do sự hấp thu ở tế
           bào biểu  mô của ruột  non bị tổn  thương đã  dẫn  đến  enzym  màng nhày ở ruột rất
           cần  cho  sự  tiêu  hoá  và  hấp  thu  ở  ruột  cũng  bị  suy  giảm.  Kết  quả  của  các  triệu
           chứng  gây  rối  loạn  sự  hấp  thu  là  ỉa  chảy,  giảm  cân,  căng  bụng,  thiếu  máu,  đau
           xương, thường xuyên  mệt,  uể oải, chuột rút, co cơ và trẻ em không tăng cân, chậm
           lớn (42). Cơ chế gây các tổn thương trên hiện vẫn chưa thật rõ. Có một số giả thiết:
               a. Đối tượng dễ nhạy cảm thiếu một sô" enzym tiêu hoá gliadin.

               b.  Gliadin tác động như lectin và liên kết vối thụ thể  glycoprotein không bình
            thường trên bề mặt của tê" bào biểu mô của đối tượng và kết quả là gây độc tê" bào.

               c.  Đối tượng dễ nhạy cảm,  có  sự đáp ứng miễn dịch không bình thường tới các
            phân đoạn của gliadin protein (43).



            390
   393   394   395   396   397   398   399   400   401   402   403