Page 403 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 403

Bảng 6.15. Triệu chứng ngộ độc do histamin (Symptoms of histamine poisoning)



        Dưới da (Cutaneous)
        Ban (rash), mày đay (urticaria), phù (edema), viêm tại chỗ (localized inílammation).
        Dạ dày ruột

        Buồn nôn, nôn, ỉa chảy
        Thần kinh (Neurologic)
         Đau  đẩu,  đánh  trống  ngực  (palpitations),  đau  nhói  (tingling),  nóng,  bỏng  (burning,  ngứa
         (itaching).

        Động lực máu (hemodynamic)
        Huyết áp thấp (hypotension)



          Biện  pháp  đề  phòng:  đảm  bảo  nhiệt  độ  lạnh trong vận chuyển và bảo  quản
      các loại cá dễ hình thành histamin  sau khi đánh bắt (67).  Cá nguyên liệu phải để
      lạnh  đóng  băng  trong  suốt  thòi  gian  bảo  quản  vận  chuyển  tới  người  tiêu  dùng.
      Histamin chịu được  nhiệt nên quá trình chế biến phải  đảm bảo  nhiệt độ  theo quy
      định.  Phòng  và  điều  trị  ngộ  độc  phải  sử  dụng  thuốc  chôhg  histamin
      (antihistamine).  Nếu  không  có  biện  pháp  điều  trị,  triệu  chứng  ngộ  độc  histamin
      thường ngắn,  chỉ trong ít giờ,  đôi khi có thể kéo  dài 24-48  giờ.  Nên  sử  dụng thuốc
      chống histamin (69) khi bị dị ứng histamin do sử dụng cá.

      5.  Kết luận

          Đã thống kê được 8 nhóm thực phẩm và khoảng trên  160 thực phẩm gây IgE -
      dị ứng thực  phẩm.  Dị ứng thực phẩm và không dung nạp  thực phẩm thưòng xuất
      hiện với tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng dân cư. Mặt khác các phản ứng dị ứng, phản
      vệ dị ứng đặc ứng đôi khi xảy ra có thể nặng nhẹ tùy theo đốì tượng sử dụng thực
      phẩm và có thế dẫn đến tử vong nếu không được xử lý điều trị kịp thòi.  Biện pháp
      đề phòng hữu  hiệu  là  chủ  động phòng tránh  không sử  dụng thực  phẩm  dễ  gây dị
      ứng. Tiếp theo là rất cần xác định khảo sát đặc tính của dị ứng thực phẩm, phương
      pháp phát hiện và biện pháp vô hiệu các tác nhân gây dị ứng để biến thực phẩm dễ
      gây dị ứng thành thực phẩm  không gây dị ứng và xây dựng các phác đồ can thiệp
      phòng và điều trị dị ứng kịp thòi. Mặt khác cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế gây phản
      ứng dị ứng phức tạp như bệnh celiac, cơ chế miễn dịch,  không miễn dịch và không
      dung nạp thực phẩm, phảp ứng sulfit gây hen và không dung nạp lactose V.  V...

      TÀI LIỆU THAM KHẢO

      1.  Bock  SA.  Atkins  FM.  Patterns  of food  hypersenitivity  during  sixteen  years  of
          double-blind, placebo-controlled food challenges. J Pediatr 1990;  117: 561-7.




                                                                                       395
   398   399   400   401   402   403   404   405   406   407   408