Page 401 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 401

3.4.  Bệnh hen  do sultite (sultite induced asthma)
          Sulfite là  phụ gia  được  sử dụng rộng rãi trong bảo quản nhiều loại thực phẩm
      với tỷ lệ từ <  lOppm đến > 2000 ppm tùy theo loại quả khô (50).  Sulfit còn có trong
      thực phẩm tươi và thực phẩm lên  men như rưỢu vang để kiểm tra không chế hoạt
      động của men, phòng sự phát triển vi sinh vật không mong muốn, làm trắng quả và
      bảo vệ chất chông oxy hoá.  Hen là  triệu chứng đặc hiệu với mẫn cảm  sulfit.  Sulfit
      rất dễ tác động và có khả năng liên kết với một sô" thành phần hoá trong thực phẩm
      bao  gồm  đưừng  khử,  protein,  vitamin,  keton  và  aldehyd.  Trong  thực  phẩm  dạng
      sulíite  tự  do chỉ còn  rất ít.  Với  một  số người có  thể  mẫn cảm  vối  sulíĩt trong thực
      phẩm, đặc biệt là rưỢu và phản ứng có thể trầm trọng gây tử vong (49, 51, 52). PDA
      Hoa  Kỳ  đã  cấm  sử  dụng  sulfit  trong  rau  quả  sử  dụng  ở  dạng  nguyên  liệu  raw
      material).  Thực  phẩm  bao  gói  có  chứa  trên  lOppm  SO2  phải  ghi  trên  nhãn  "có  sử
      dụng sullite".


      3.5.  Mẩn cầm  tartrazin
          Phẩm  màu tartrazin được-phép sử dụng trong thực phẩm và nước giải khát tại
      nhiều nước mặc dù đã xuất hiện khả năng mẫn cảm gây dị ứng của tartrazin. Năm
      1958  Speer  K  và  c s   (53)  đã  phát  hiện  tartrazin  gây  hen  cho  trẻ  em  và  sau  đó
      Lockey  SD.  (54)  1959  cũng  nhận  thấy  trẻ  em  bị  ban  đỏ  (rash)  khi  sử  dụng  dung
      dịch nước giải khát có tartrazin pha loãng.

          Cũng đã có nhiều tác giả nhận thấy tartrazin đã gây hen và phản ứng mề đay
      (urticarial  reactions).  cần  thận  trọng  khi  sử  dụng  phụ  gia  thực  phẩm  màu
      tartrazin.

      3.6. Mần cảm với Monosodium glutam at (MSG)

          Là  một phụ gia thực phẩm  được dùng rất phổ biến trong các loại phụ gia thực
      phẩm  đã được PDA Hoa Kỳ xác nhận tính an toàn cao (GRAS,  generally regarđed
      as safe). MSG được sử dụng trong chế biến thực phẩm tại gia đình, khách sạn, quán
      ăn đế điều vị và chỉ trong một sô" rất ít trường hợp có liên quan đến hội chứng cao
      lâu Trung Quốc và hen. Năm 1968 Kwok RM (55) lần đầu tiên đã mô tả triệu chứng
     của  những người  dễ  bị  dị  ứng  thực  phẩm  "Hội chứng cao  lâu  Trung  Quốc"  (CRS,
      Chinese restaurant syndrome) vâi các biểu hiện: đau đầu, tức ngực cảm thấy nóng
      ở  lưng và  cổ,  buồn nôn và  toát  mồ  hôi  sau  vài  phút  sử  dụng thức  ăn  tại  quán  ăn
      Trung Quốc.  Các triệu chứng trên của đô"i tượng bị dị ứng đã không thấy lặp lại tại
      các  thử nghiệm  tiếp  theo.  Mặt khác,  kết quả thử nghiệm  đã không thể kết luận là
      có chứng cứ tin  cậy về hội chứng  CRS ngay cả  khi  sử  dụng liều  cao MSG  dưối 2g
      hoặc ỏ  liều  3,0  đến  6,0g (55).  Triệu  chứng chỉ  nhất  thòi  thoáng qua và không thể
      xếp vào hội chứng CSR như mô tả của Kwok RM.
          Phản ứng gây hen do MSG cũng được ghi lại trong một sô" thử nghiệm  (56). Mặt
      khác có nhiều tác giả không thành công trong xác định tính mẫn cảm của MSG với dị
      ứng hen (57,  58, 59). Allen DH năm  1987 (56) đã xác định có 2 týp mẫncảm với MSG
      với hen (1) tác động sau  1-2 giờ khi sử dụng MSG và 10-14 giò sau khi sử dụng MSG
      (60, 61, 62). Với liều cao đã gây dị ứng hen với một sô" đối tượng dễ mẫn cảm (56).



                                                                                       393
   396   397   398   399   400   401   402   403   404   405   406