Page 324 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 324
nhiều năm trưốc đây sâu răng được xem là bệnh không thể cưõng lại được
(irreversible). Nhưng thời gian gần đây sâu răng đưỢc xem là quá trình phát triển
động học theo 3 giai đoạn; (a) giảm khoáng hoá; (b) cân bằng và (c) tái tạo phục hồi
khoáng hoá men răng.
Trong miệng, glucid sẽ bị lên men nhanh chóng và do vệ sinh răng miệng kém
các tổ chức bị nhiễm khuẩn sẽ phát triển mạnh và dẫn tới thời kỳ đầu của quá
trình sâu răng. Có thể phòng và điều trị khỏi được sâu răng khi không có sự lên
men do vi khuẩn, cạlci, phospho và fluor đưỢc giải phóng khỏi men sẽ tích tụ và tái
tạo khoáng hoá lại răng. Hố, 0 khoang của sâu răng là giai đoạn cuối cùng của phát
triển bệnh. Thời gian trung bình của quá trình chớm nở bắt đầu sâu răng tối khi đã
có ổ hốc sâu răng trên trẻ em thường là 18 ± 6 tháng (5).
4. Đặc điểm và nguyên nhân sâu răng
Liên quan giữa khẩu phần ăn, vệ sinh răng miệng và sâu răng đã đưỢc xác
định. Có 4 yếu tô" (a) màng tập trung vi khuẩn gây sâu răng; (b) tác nhân sinh học
lên men; (c) vật chủ và yếu tố tác động tối răng bao gồm íluor và các kim loại khác;
(d) nưốc bọt (hình 5.3).
Hình 5.3. Bốn yếu tố chính tác động tới quá trình sâu răng
Các yếu tố này tác động đồng thòi vối thời gian dài trong khoang miệng. Màng
vi khuẩn trong miệng bao gồm một khối keo dính với các vi khuẩn gram dương,
đưòng đa, protein của nước bọt, lipid và các thành phần dinh dưỡng khác. Nếu vệ
sinh răng miệng không tốt màng vi khuẩn có thể lan rộng bao phủ tất cả diện tích
xung quanh răng. Khi thực phẩm qua đường miệng, màng vi khuẩn sinh vật sẽ
chuyển hoá nhanh thành phần đường hydrat carbon, tinh bột thành các acid hữu
cơ, acid lactic, butyric, acetic, formic và propionic bao phủ toàn bộ bề mặt của răng.
316