Page 320 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 320
hoạt động thông khí, cấu trúc phổi, sản xuất chất điện hoạt (surfactant), khả năng
hồi phục và đáp ứng miễn dịch tự phòng vệ (Bảng 5.14). Nếu đáp ứng đưỢc yêu cầu
dinh dưõng có thể đảo ngược lại quá trình suy giảm.
Bảng 5.14. Các biến chứng về hô hấp do thiếu dinh dưỡng
a. Đã xác định
- Giảm cơ hô hấp, cấu trúc và chức năng
- Giảm sự thông khí.
- Giảm khả năng tự bảo vệ và đáp ứng miễn dịch phổi
b. Đang theo dõi xác định
- Thay đổi cấu trúc phổi, đặc biệt trên động vật đang trưởng thành.
- Giảm khả năng phục hồi sau tổn thương.
- Giảm sản xuất chất điện hoạt
Theo dõi chuột sử dụng khẩu phần thiếu dinh dưỡng khi còn là bào thai đã gây
"giảm sản phổi" (5, 6). Nếu thiếu protein chuột sẽ giảm châT tạo keo, gây rối loạn
tổng hỢp elastin, tràn khí thủng và giảm khả năng miễn dịch.
Theo dõi trên mô hình động vật cũng nhận thấy có sự liên quan giữa tác động
dinh dưõng đến trọng lượng cơ hoành và trọng lượng cơ thể. Giảm trọng lượng cơ
thể 28% đã dẫn đến giảm tỷ lệ tương ứng trọng lượng cơ hoành. Với nhóm động vật
đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần, nhận thấy cấu trúc và sản xuất chất điện
hoạt được bình thường.
Các bệnh của hệ thông hô hấp có thể được phân thành nhóm: gây bệnh cấp tính
và mạn tính. Trong trường hỢp cấp tính khi phổi đã và đang bị tổn thương, mục
tiêu chính là đáp ứng nhu cầu protein, phòng sự phá vỡ khả năng tổng hỢp protein
trong cơ thể. Trong bệnh phổi mạn tính hoặc bị tắc nghẽn cần bảo vệ các cơ hô hấp,
đảm bảo chức năng và hoạt động bình thường của phổi, khắc phục các triệu chứng
chán ăn, mệt mỏi và khó chịu. Can thiệp dinh dưỡng nhằm khôi phục sự cân bằng
giữa đáp ứng và đòi hỏi các chất dinh dưỡng.
Trong trường hỢp nhiễm bệnh phổi cấp tính nguy cấp ARDS (Acute respiratory
distress syndroma) thường xuất hiện các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, khó chịu,
sự chuyển hóa glucid bị rối loạn, tăng glucose máu, tăng tân tạo đường
(gluconeogenensis) và tăng hormon (glucagon, epinephrine và cortison) (7).
2.1. Nuôi duỡng bệnh nhân qua đường ruột
Với bệnh nhân mắc bệnh phổi, đường hô hấp, trưốc hết tuỳ theo bệnh cấp hoặc
mạn tính, tình trạng và khả năng hấp thu của cơ thể có thể sử dụng các thành
phần dinh dưõng cần thiết dưới dạng thức ăn, ăn trực tiếp hoặc qua sonde (enteral)
và đưồng tĩnh mạch (parenteral nutrition).
Ăn qua sonde khá phổ biến qua mũi, đưa thẳng vào dạ dày, ruột trong trường
hỢp bị chảy máu cam mũi, viêm xoang, viêm thực quản, có đưòng rò trong khí
312