Page 318 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 318
9. DINH DƯỠNG TRONG CHỨC NĂNG Hồ HẤP VÀ DỆNH PHỔI
Đã từ lâu các chuyên gia chuyên ngành về dinh dưõng và y học lâm sàng đã
nhận thấy có sự liên quan giữa trạng thái dinh dưõng, chức năng hô hấp và một sô"
bệnh đường hô hâp. Đặc biệt trong khoảng trên 10 năm gần đây, nhiều theo dõi thử
nghiệm lâm sàng đã xác định: khi tăng cường hỗ trỢ dinh dưỡng sẽ tác động thuận
lợi cho yêu cầu điểu trị, và có khá nhiều nhà khoa học đã kết luận: áp dụng các yếu
tô" về dinh dưỡng có tác động hiệu quả tới việc hình thành, sự phát triển, sinh bệnh
và điều trị bệnh về phổi, đường hô hấp (1).
Sự hô hấp tế bào rất cần thiết cho các hoạt động và chức năng bình thường của
tất cả các mô. Thực phẩm là chất nền (cơ chất, substrate) được biến đổi thành năng
lượng và hỢp chất "liên kết phốt phát năng lượng cao". Oxy cần cho sự chuyển hoá
và tác động có hiệu quả tới các chất dinh dưỡng trong cơ thể, và CO2 hình thành
đưỢc xem là sản phẩm phụ. Hệ thống hô hấp có chức năng sử dụng O2 và thải CO2
có thể nhanh chóng điều chỉnh chức năng trao đổi khí, nhằm đáp ứng mọi động lực
chuyển hoá cần thiết. Sự thay đổi tăng hoặc giảm hoạt động của hệ thông hô hâ"p
rất cần đưỢc cung cấp kịp thời và đủ chất dinh dưỡng (chất nền). Mặt khác trạng
thái dinh dưỡng không được đáp ứng đầy đủ, sẽ hạn chế chức năng hô hấp và có
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và nhiễm bệnh. Chuyên đề giới thiệu một cách
tổng hỢp chức năng khái quát của hệ thông hô hâ"p và sự liên quan tới các yếu tô"
dinh dưỡng có thể phát sinh các bệnh cấp và mạn tính, đồng thời cũng xác định giá
trị của một sô" chất dinh dưỡng có tác động điều hoà và cải thiện yếu tô" sức khoẻ,
miễn dịch... trong phòng và điều trị các bệnh về phổi.
1. Hệ thống hô hâ'p
Hệ thông hô hấp trong cơ thể bao gồm:
a. Phổi: bao gồm phê" nang và mạch máu (thực hiện sự trao đổi khí)
b. Lồng ngực che chở bảo vệ phổi
c. Các cơ bắp hô hấp (hệ thông bơm)
d. Hệ thông thần kinh trung ương và ngoại vi
e. Các tê" bào tham gia các hoạt động chuyển hoá và bảo vệ phổi
Nếu rối loạn và gây khuyết tật trong hoạt động chức năng của một bộ phận
trong hệ thống hô hấp, sẽ dẫn đến triệu chứng nhiễm bệnh. Đã có nhiều khảo sát
thử nghiệm tác động của dinh dưỗng tói sự phát triển trong phòng và điều trị bệnh,
đặc biệt là trung tâm bảo vệ sự hô hấp. Các cơ hô hấp và bản thân phổi sẽ bị tác
động trực tiếp ảnh hưởng khi thiếu các chất dinh dưỡng.
1.1. Trung tâm bảo vệ hô hấp
Sự hô hấp không bình thường đều tác động đến hormon hô hấp của thân não,
và vỏ não có chức năng điều chỉnh tô"c độ, nhịp và chiều sâu của sự hô-hấp. Sự điều
310