Page 314 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 314
dinh dưõng đã dẫn đến tổn thương gan và giảm thiểu năng sinh dục
(hypogonadism). Tất cả sự biến đổi trên đều tác động tới chuyển hoá xương.
Theo dõi trên một nhóm cộng đồng dân cư, nếu chỉ uống một lượng rưỢu vừa
phải sẽ tăng mật độ xương (21) và giảm sự tổn thất xương (22). RưỢu cũng kích
thích sự chuyển hoá androstenedion thành estron và hỢp chất gây động dục này đã
bảo vệ xương.
Fluor (Pluoride): fluor kích thích hoạt tính của nguyên bào xương (tạo cốt
bào) và có thể thay thế ion hydroxyl trong cấu trúc hydroxyapatit của xương. Kết
quả của sự thay thế này trong xương sẽ tăng kích thước tinh thể (crystalline size)
trong xương nhưng giảm chất lượng xương và độ co dãn (elasticity). Đặc biệt nếu
thành phần xương có nhiều Auorur, chất lượng sức căng của xương (tensile
quality) sẽ bị giảm.
Khi sử dụng liều điều trị cao trong bệnh loãng xương, ũuorur làm tăng mật độ
xương tại cột sống, nhưng tác động tới nguy cơ gẫy xương vẫn chưa rõ. Trong một số
thử nghiệm vối liều 75mg Auorur không nhận thấy sự bảo vệ gẫy xương. Mặt khác
đã nhận thấy vết gãy không ở đốt xương sông (nonvertebral fractures) có thể là do
tác động điều trị Auorur (Auoride therapy) (23)
Các khảo sát gần đây đã nhận thấy khi sử dụng liều Auorur 25mg/ngày đã tăng
mật độ xương cột sốhg, háng và giảm tỷ lệ gẫy xương sông (vetebral tracture) (24).
Vỉ khoáng: khi tăng lượng Boron trong khẩu phần có thể tác động tâi bài tiết
calci phospho, manhê và đồng thời tăng mức estradiol huyết thanh. Kết quả khảo
sát trên đã xác định boron có vị trí giữ cân bằng calci, nhưng cơ chế tác dụng chưa
được làm rõ. Ngoài ra, măng gan, kẽm và đồng cũng là các đồng yếu tố cần thiết cho
tác động của men tới mô xương.
2.3. Các yếu tố khác gây nguy cơ gẫy xuơng
Trọng lượng và thành phần ctí thể: trọng lượng cơ thể có liên quan trực tiếp
tới mật độ xương, và chiểu cao cân nặng cơ thể cân đốĩ, sẽ bảo vệ không để gẫy
xương. Ngoài trọng lượng cơ thể và khối lượng xương còn có hai yếu tố tác động tối
cơ chế cấu tạo xương là khối lượng mỡ ở các mô và mô mỡ. Đặc biệt nếu cơ thể quá
nhiều mõ sẽ tăng nguy cơ gây bệnh mạn tính.
Hút thuốc lá: nghiện thuốc lá sẽ gây giảm mật độ xương nhanh hơn nhóm không
hút thuốc và nếu uôhg nhiều cà phê, rưỢu, thời kỳ mãn kinh sẽ đến sớm hơn (25).
Hoat động thê lực: hoạt động aerobic thể lực sẽ tăng và giữ ổn định mật độ
xương, đặc biệt là bộ khung xương có liên quan trực tiếp đến hoạt động thể lực. Với
nữ sau mãn kinh cần khuyến cáo luyện tập aerobic 20 phút, 3 lần trong một tuần
cùng vói hoạt động thể dục thường xuyên hàng ngày sẽ giúp ổn định mật độ xương
và giảm các nguy cơ gẫy xương do ngã (26).
Yếu tố di truyền: cũng giông như môn nhân trắc học đo cơ thể người, đo mật
độ xương có nhiều điểm giống nhau và đặc biệt ảnh hưởng của yếu tố gen, di
truyền và môi trường đã tác động đến khôi lượng và tỷ lệ tổn thất xương hoặc tác
động tối cả hai.
306