Page 311 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 311
1.7. Sự tạo xương không hoàn chỉnh (01, osteogenensis imperfects)
Sự tạo xương không hoàn chỉnh (01) thường do một sô" nguyên nhân trong đó có
rối loạn do đột biến gen, được mã hoá bởi các phân tử tạo keo tại khuôn xương.
Bệnh nhân bị 10 có xương mỏng mảnh dễ vỡ, giảm khối lượng tạo thành xương.
Trong phân tử tạo keo khi một số acid amin khác thay thế glycin, vòng xoắn 3
(triple helix) không đưỢc xoắn chặt, sự tổng hỢp chất tạo keo bị giảm và khuôn
protein không bình thường. Khuyến tật tạo keo có thể trầm trọng, phụ thuộc vào sự
thay thê dãy phân tử tạo keo. Nếu phù hỢp khúc xương gẫy có thể lành bình
thường. Nếu mô liên kết tạo keo không thích hỢp có thể tác động tối quá trình cấu
tạo xương, gây khuyết tật ngà răng, gân, dây chằng và củng mạc (7). Mặc dù triệu
chứng lâm sàng đã hiển nhiên nhưng nguyên nhân giảm khôi lượng xương vẫn
chưa được giải thích rõ (8).
Bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, đặc biệt là gan mật hoặc ghép gan, suy thận
dễ bị bệnh về xương như xốp xương, nhuyễn xương và bệnh tăng tuyến cận giáp
xương (9, 10). Ngoài ra bệnh nhân bị rôì loạn tiêu hoá ruột non, đặc biệt là hấp thu
kém các vitamin tan trong dầu sẽ tăng sự bài tiết calci, manhê vào dịch tiêu hoá.
Kết quả cơ thể sẽ thiếu vitamin D, calci và manhê và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh
loãng xương và nhuyễn xương.
2. Dinh dưõng và bệnh loãng xương
Loãng xương còn đưỢc xác định là do các mô liên kết xương không đưỢc tiếp tục
tái tạo bổ sung tại vỏ ngoài (outer cortical suríaces) và tổ chức bè dải thớt xương
(trabeculae). Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 1/2 triệu người bị loãng xương dễ bị nguy
cơ gẫy xương tại cột sông, cô tay và háng. Đặc biệt có thể trở thành tàn tật khi bị
gẫy cột sổhg hoặc xương háng. Cách đây 50 năm Albright và c s đã khảo sát và
nhận thấy phụ nữ sau thòi kỳ mãn kinh dễ bị mắc bệnh loãng xương (11) và khẩu
phần ăn, sự rổì loạn chuyển hoá, ít vận động là nguyên nhân gây bệnh.
2.1. Đánh giá m ật độ xương BMD (Bone mineral density)
Ngoài phương pháp chẩn đoán lâm sàng còn sử dụng hấp thụ kế chiếu các tia
kép photon, tia kép X (dual X ray) vào các mô bắp thịt cột sốhg, háng và toàn cơ
thể, ở đó có các lốp mô mỏng dày bao bọc quanh xương. Mật độ xương sẽ tỷ lệ với
tổng năng lượng được hấp thu và năng lượng chiếu qua các tô chức bộ phận cơ thể
có xương ở phía đốì xứng. Hiện đã có máy hấp thụ kế sử dụng tia X có bức xạ thấp
(low-radiation X-ray) thay thế hâ"p thụ kế cũ sử dụng nguồn năng lượng photon.
Thiết bị định lượng chụp renghen cắt lớp (quantitative computed tomography)
(QCT) và định lượng bằng siêu âm là hai kỹ thuật được lựa chọn trong đánh giá
trạng thái xương, trong đó thiết bị đo siêu âm, đánh giá tác động, làm giảm tốc độ
của sóng siêu âm đi qua tổ chức xương và mô.
Thiết bị đo mật độ xương (BMD) bằng siêu âm hiện được đánh giá cao hơn do
thiết bị không phức tạp, an toàn và có độ chính xác cao như thiết bị chụp renghen
cắt lớp.
303