Page 309 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 309

a. Nguyên bào xương (tạo cốt xương): được hình thành từ các tế bào đệm của tuỷ
     (marrow  stromal  cells),  là  những  tế bào  xương  có  chức  năng  tổng  hỢp,  tích  tụ  và
    hướng sỢi protein vào khuôn, sau đó tác động tạo cho khuôn có khả năng vô cơ hoá.
        b.  Tế bào  dây:  thường  dẹt,  phẳng,  giông  nguyên  bào  sỢi  bao  phủ  bề  mặt  của
    xương. Chúng được sản sinh từ nguyên bào xương.
        c. Huỷ cốt bào (tế bào huỷ xương): được hình thành từ tế.bào đơn nhân đại thực
    bào  thường có  nhiều  nhân có  nhiệm  vụ  giải  phóng các  sản phẩm chuyển  hoá  vào
     dịch ngoài tế bào chung xung quanh khu vực tiêu xương và từ đó luân chuyển theo
     hệ tuần hoàn.  Thành phần calci và phốt pho được giải phóng vào hệ tuần hoàn sẽ
     đưỢc  sử  dụng để hình  thành  tái  tạo xương ở  khắp  cơ  thể,  trong khi  đó  các  mảnh
     protein được tiếp tục chuvển hoá hoặc bài tiết.

        d.  Tế bào xương:  là  các  nguyên  bào  xương  đã  ngừng  tổng  hỢp  khuôn  và  được
     gắn chặt vào xương.
         Xương đưỢc phân thành các đoạn; phần dài gọi là thân xương (diaphysis), rồi đến
     phần luôn được phát triển tái tạo gọi là hành xương và phần cuối gọi là đầu xương.

     1.3.  Sự phát triển của xương
         Trong  tử  cung  ngay  từ  khi  còn  là  thai  nhi  xương  đưỢc  hình  thành  từ  sụn.
     Trong quá trình tuần hoàn máu, sụn đưỢc calci hoá và biến đổi qua huỷ cốt bào và
     nguyên bào xương thành xương. Sự hình thành xương phải qua các giai đoạn hoạt
     hoá  khởi  động,  tiếp  theo  là  tiêu  xương,  rồi  đến  tái  tạo  hồi  phục  và  cuối  cùng là
     hình thành xương.

     1.4.  Chúc phận của xương

         Chức phận của  xương bao  gồm  hai chức năng khác nhau:  giữ cho cơ thể được
     cứng chắc và cung cấp các  dung dịch đệm ổn định  nội môi,  đặc biệt là  giúp cơ thể
     giữ ổn định mức calci trong dịch tuần hoàn của cơ thể và cung cấp phospho dự trữ.
     Ngoài  ra  chức  phận  của  xương  còn  giữ vị  trí điều  hoà  quá  trình  ổn  định  nội  môi
     trong tái tạo lại xương.


     1.5.  Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự  vẹn toàn của bộ xương
         Trong rất nhiều khảo sát, các nhà khoa học về dinh dưỡng và lâm sàng đã nhận
     thấy có khá nhiều thành phần dinh dưỡng đã tham gia và tác động ảnh hưỏng tới
     chức phận của tế bào xương, bao gồm:  thiếu dinh dưõng protein năng lượng, thiếu
     calci, phospho, vitamin D,  K và  một sô" yếu tố vi lượng như vitamin  c,  đồng,  kẽm,
     măng gan, manhê (3, 4).
         Calcỉ  và phospho:  toàn bộ khốĩ  lượng xương cơ  thể có  khoảng  1100  -  lõOOg
     calci và nếu so vói các thành phần dinh dưỡng khác, calci có lượng dự trữ lớn. Nếu
     khẩu  phần  ăn  thiếu  calci,  lượng  dự  trữ  calci  cho  xương  sẽ  giảm  và  nguy  cơ  gãy
     xương trong cộng đồng sẽ khá cao. Thực trạng thiếu calci trong khẩu phần và nhận
     thức về vị trí của calci trong cơ thể, đặc biệt là ỏ tuổi trưởng thành đã làm mất cảnh
     giác  của  một  sô" nhà  khoa  học  tại  nhiều  nưóc  và  dẫn  đến  sự  hạn  chê" phát  triển
     chiều cao và gây tình trạng thiếu calci dự trữ tạo xương trong cộng đồng (2).


                                                                                      301
   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314