Page 204 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 204

dục đại học, và hỢp tác vối các nước phía Bắc để phát triển
              đại học. Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học cho thế kỷ
              XXI đã được Hội nghị thế giới về giáo dục đại học do UNDP
              tổ chức tháng 10-1998 thông qua, cũng đã tuyên bô": “Sự hỗ
              trỢ công cộng cho giáo dục và nghiên cứu đại học vẫn giữ vai
              trò chủ yếu để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục

              và xã hội một cách cân bằng”' . Như vậy, tài trỢ công cộng ở
              cả những nước phát triển lẫn những nưốc đang phát triển,
              trong đó nhà nước đóng vai trò chủ chốt, vẫn phải là nguồn
              tài  trỢ  chính  cho  giáo  dục  đại  học.  Nhìn  chung,  những ý
              kiến  e  ngại  trước  xu  hướng tư  nhân  hoá  giáo  dục  đại  học
              vẫn giữ vị trí chủ âm trên diễn đàn giáo dục thế giới^.
                  Tình trạng mất cân bằng trong giáo dục đại học không

              chỉ do hiện tượng tư nhân hoá gây ra, mà nó còn phụ thuộc
              vào nhiều nguyên nhân khác nữa. Theo UNESCO, hiện nay
              ở các nước trên thế giới,  kể cả ở những nước phát triển lẫn
              những nước đang phát triển, có một nghịch lý là, trong khi
              chúng ta chào đón sự xuất hiện của xã hội tri thức,  thì  số
              sinh viên  đăng ký vào  các  ngành  khoa  học  (cơ bản),  cũng



                  1.  UNDP:  WorId Declaration on  Higher Education for the  Twenty-
              fírst  Century:  Vision  and Action  (“Tuyên  ngôn  thế giới  về  giáo  dục  đại
              học  cho  thế kỷ XXI:  quan  điểm  và  hành  động”),  adopted  by  the  World
              Coníerence on Higher Education, October 1998 (Điều 14, Tài trỢ giáo dục
              đại học với tư cách  một dịch vụ công, tiểu mục (a)) (http;//portal.unesco.
              org/education/en/ev.php-URL_ID=7152&URL_DO=DO_  TOPIC&URL_
              SECTION =201.html).
                  2. Có thể tham khảo thêm bài viết của tác giả Ngô Tự Lập: “Lược sử
              giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại”,  Thông
              tin khoa học xã hội, số 11-2006, tr.  33-40.

              204
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209