Page 209 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 209
của xã hội tri thức. Nếu phát triển tốt, nó sẽ thúc đẩy sự
hình thành của xã hội tri thức, nhưng nếu làm không tốt,
nó sẽ kìm hãm sự ra đời của loại xã hội này. Đây chính là
điều mà chính phủ các nước phải nhận thức đầy đủ để quan
tâm và đầu tư thoả đáng cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục
đại học, góp phần đẩy nhanh sự hình thành và phát triển
xã hội tri thức trên toàn hành tinh.
5. Cột trụ ý thức về phát triển bền vững
Cuối cùng chúng ta phải nói đến sự cần thiết phải có
một ý thức về phát triển bền vững. Ý thức này sẽ đặt sự
phát triển kinh tế trong mốì quan hệ vối phát triển văn hoá
và vối ý thức về an toàn môi trường, an toàn xã hội và an
toàn con người. Muốn thế, chúng ta phải có ý thức thực hiện
các yêu cầu sau:
a. Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường và
có hành động bảo vệ môi trường, đó sẽ là một cơ sở văn hoá
đầu tiên của phát triển bền vững.
b. Cần có ý thức nghiêm túc về nạn nhân mãn và an toàn
dân sô" để tạo một cơ sở quan trọng cho phát triển bền vững.
c. Cần giáo dục đạo đức trong sản xuất, kinh doanh và
quản lý như là một cơ sở để bảo đảm công bằng xã hội.
d. Cần bảo đảm cho mọi người dân được quyền hưởng
thụ và sáng tạo văn hoá.
e. Cần xây dựng văn hoá hoà bình như là một nền tảng
an ninh chủ chốt cho phát triển bền vững.
f. Cuối cùng, trên tất cả, phát triển bền vững phải là
sự phát triển có trách nhiệm vối con người, trong đó quyền
2 0 9