Page 207 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 207

khó khăn đôi khi khó vượt qua của việc tự khẳng định mình
        trong  giói  nghiên  cứu  cũng thường  được  nhấn  mạnh.  Các
        phòng thí nghiệm tràn ngập các nhà khoa học trẻ tuổi xuâ’t
        sắc, những người vừa quan tâm đến việc tìm được một công

        việc  bảo  đảm,  hoặc  ít  nhất  có  đưỢc  một  khoản  thu  nhập
        hậu hĩ, lại vừa phải làm thế nào để việc nghiên cứu có đưỢc
        kết quả và đưỢc công bố. Việc có một số đông những người
        trẻ tuổi có bằng tiến sĩ vẫn đang phải tìm việc làm - nhiều
        người trong  sô" họ  đã  trên  39 tuổi  mà  vẫn  phải  sông bằng
        học bổng hoặc hỢp đồng tạm thời - có vẻ như không khuyến
        khích  nhiều  người  coi  nghiên  cứu  khoa  học  là  một  nghề.
        Phải công nhận rằng, ngành nghề này cho người ta một sự

        tự do trí tuệ với giá trị riêng của nó, nhưng chúng ta không
        nên  bỏ  qua  tác  động  nguy  hại  của  cái  thường  được  nhận
        thức như là sự bâ"t an - điều này có thể làm cho nhiều bạn
        trẻ từ bỏ một sự nghiệp khoa học hoặc kỹ thuật*.
            Tình trạng trên đã dẫn đến việc thiếu nhân lực có trình
        độ khoa học và công nghệ. Nó cũng dẫn đến tình trạng chảy
        chất  xám  từ  những  nưốc  đang  phát  triển  sang  các  nước
        phát triển.  Điều đó sẽ tạo ra tình trạng cách biệt tri thức,
        một cản trở lớn cho sự hình thành xã hội tri thức.

            Trường đại học là nơi sản sinh ra tri thức. Vì thế không
        thể nhấn mạnh việc thương mại hoá và thị trường hoá giáo
        dục  đại  học.  Nếu  có  thương  mại  hoá  giáo  dục  đại  học  thì
        vẫn phải là để phục vụ cho nghiên cứu, trong đó có nghiên
        cứu và giáo dục khoa học cơ bản.  Đây sẽ là nhiệm vụ quan



             1. Xem  UNESCO;  Towards Knowìedge Societies,  Tlđd,  tr.  126-127.

                                                                 207
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212