Page 203 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 203

học,  dẫn đến tình trạng bất cân đôl về ngành nghề đào tạo
       và sự phân tầng giáo dục về mặt xã hội và địa lý. Xuất hiện
       tình  trạng  quan  tâm  lệch  lạc  là  chỉ  chú ý  đến  các  ngành
       công nghệ sinh lợi mà coi nhẹ hoặc bỏ qua các ngành khoa
       học  cơ  bản  và  khoa  học  nhân  văn.  Các  trường  đại  học  tư
       thục  thường thiên về các  ngành  công nghệ  ứng dụng,  các
       ngành  kinh  doanh và  dịch vụ nhiều hơn là  quan  tâm  đến
       các ngành khoa học cơ bản. Chẳng hạn như ở Học viện Saint

       Benilde  ở Manila  mà chúng tôi có  dịp  đến  thăm,  người ta
       chỉ đào tạo bô"n ngành:  kinh tế,  luật,  công nghệ thông tin,
       và  khách  sạn.  Trong  khi  đó,  như  chúng ta  đã  thấy,  khoa
       học cơ bản rất cần cho sự phát triển một xã hội tri thức bền
       vững.  Đó là điều mà nhiều nhà khoa học đang tỏ ý lo ngại
       và lên tiếng cảnh báo.
           Người ta  nói rằng xu  hướng tư nhân hoá  giáo  dục đại

       học có thể thúc  đẩy hoặc trì hoãn  sự xuất hiện của xã hội
       tri  thức.  Nói thúc  đẩy  là vì  nó có thể là  một nguồn  lực bổ
        sung  đáng kể  cho  nghiên  cứu  và  đào  tạo,  nhưng trì  hoãn
       vì  nó  dẫn  đến  những  hậu  quả  mà  chúng  tôi  vừa  nói  đến
       ở  trên.  Đặc  biệt  là  ở  những  nước  đang  phát  triển,  những
        nưóc thường ít có truyền thống giáo dục đại học, thì việc tư
        nhân hoá và thị  trường hoá giáo dục đại học sẽ có nguy cơ
        làm biến dạng' các nhiệm vụ ban đầu của giáo dục đại học.
        Chính  vì  thế  mà  UNESCO  đã  khuyến  cáo  rằng  việc  các
        nước đang phát triển muôn bắt chước các trường đại học lón

        ở các  nưóc phía  Bắc sẽ là  một sai lầm.  Giải  pháp tốt nhất
        là các nước đang phát triển phải có các chính sách giáo dục
        đại học thực sự, thực hiện cải thiện hạ tầng cơ sở của giáo


                                                                203
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208