Page 200 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 200
được nhà nưốc tài trợ chính, lẫn những đại học tư thục (Đại
học Harvard và Đại học New York là hai đại học tư thục),
với việc huy động vốn từ các nguồn tài trỢ khác nhau.
Mục tiêu của phương châm giáo dục suốt đời cho tất cả
mọi người là một mục tiêu tốt đẹp. Nó giúp cho các quốc gia
tăng cường đầu tư tri thức cho mọi lĩnh vực kinh tế và mọi
hoạt động của xã hội tri thức. Nhưng hệ quả của nó lại làm
nảy sinh những vấn đề có thể đi ngược lại các nguyên tắc và
mục tiêu của xã hội tri thức. Đó là vì trước xu hướng phát
triển của các xã hội tiến tới xã hội tri thức, vối nguồn tri
thức ngày càng dồi dào, cũng như với yêu cầu ngày càng cao
về hàm lượng tri thức trong các hoạt động kinh tế và xã hội,
và với số sinh viên theo học đại học ngày càng đông, thì các
nhà nước ngày càng không đủ khả năng tài trỢ cho các chi
tiêu của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Thế là xuất
hiện xu hướng thị trường hoá ngành giáo dục đại học. Khu
vực tư nhân bắt đầu phát triển mạnh trong lĩnh vực này,
dẫn đến việc một loạt trường đại học tư nhân ra đời. Trong
các trường này, sinh viên phải đóng góp rất lớn.
Ví dụ như trong chuyến đi khảo sát của chúng tôi hồi
trung tuần tháng 10-2007 tại Philíppin, một nước đang
phát triển nhưng có một truyền thống giáo dục đại học khá
lâu đòi so với nước ta, chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch
giữa mức học phí của trường đại học công lập với đại học tư
thục là cực kỳ lớn. Philíppin có bảy trường đại học công lập
quốc gia, ở đó sinh viên chỉ phải đóng một khoản học phí rất
nhỏ: 800 đến 1.000 pêsô một học kỳ (tương đương 290.000
đến 370.000 đồng Việt Nam). Trong khi đó ở một trường đại
200