Page 197 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 197
5. Xóa bỏ bất bình đẳng giổi trong nền giáo dục tiểu
học và trung học đến năm 2005 và đạt bình đẳng giới trong
giáo dục đến năm 2015, với trọng tâm là bảo đảm cho nữ
giới được tiếp cận đầy đủ và công bằng đối với giáo dục cơ
bản chất lượng tốt, cũng như đạt đưỢc thành tựu trong lĩnh
vực này;
6. Cải thiện mọi khía cạnh chất lượng của giáo dục và
bảo đảm tạo điều kiện cho mọi người phát huy sở trường
của mình để đạt được kết quả học tập đáng kể và được công
nhận, đặc biệt là việc biết đọc, biết viết, biết làm tính và các
kỹ năng sống thiết yếu’.
Hơn thế nữa, việc đạt được trình độ giáo dục tiểu học
còn là Mục tiêu thứ 2 trong các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ của Liên hỢp quốc. (Trong đó Mục đích 3 của Mục
tiêu này ghi rõ là: “Bảo đảm đến năm 2015, trẻ em ở khắp
nơi, kể cả nam và nữ, đểu có thể hoàn thành chương trình
giáo dục tiểu học ở trường”). Việc xóa bỏ bất bình đẳng giới
trong giáo dục tiểu học và trung học (Mục đích 4) là một
phần của Mục tiêu 3 (“Đẩy mạnh bình đẳng giới và trao
quyền cho phụ nữ’y.
Như vậy, bên cạnh những thành tựu của một số quốc
gia cho phép chúng ta có thể nói đến sự xuất hiện của một
sô" xã hội tri thức sơ khai, thì thê giới vẫn còn nhiều việc
phải làm, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, để biến thế giới
thành ngôi nhà của các xã hội tri thức. Đó là lý do tại sao
UNESCO rất có ý thức trong việc để xã hội tri thức ở dạng sô"
1, 2. UNESCO: Towards KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 70-71.
197