Page 208 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 208
trọng của các nước và các tổ chức xã hội công dân trong việc
kết hỢp giáo dục với nghiên cứu đế tạo ra những cột trụ chủ
chốt của xã hội tri thức: cột trụ giáo dục và cột trụ khoa học.
Hiện tại, nhò có công nghệ thông tin và truyền thông
mà trên thế giới đang hình thành các mạng đại học, tức
là các trường đại học được nốì mạng, giông như các mạng
nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu khoa học. Mạng đại
học giúp cho việc kết hỢp nghiên cứu với khoa học trở nên
hiệu quả hơn, và sự chia sẻ tri thức đưỢc thực hiện nhanh
nhạy hơn, qua đó thúc đẩy việc hình thành xã hội tri thức,
bởi lẽ, chia sẻ tri thức chính là nguyên tắc quan trọng nhất
của xã hội tri thức. Các nhà nghiên cứu trẻ có thể công bô"
công trình nghiên cứu của mình lên mạng để chia sẻ kinh
nghiệm với đồng nghiệp; sinh viên có thể truy cập thông tin
trên mạng, vào các thư viện ảo, giao tiếp trực tuyến với giáo
viên và các nhà nghiên cứu, qua đó nâng cao chất lượng
bài học. Đây là một hình thức học tập rất hữu ích. ở Hoa
Kỳ, một nghiên cứu của Dự án Pew Internet & American
Life Proịect, trên cơ sở điều tra hơn 2.000 sinh viên thuộc
27 trường cao đẳng và đại học, cho thấy rằng, tỷ lệ phần
trăm sinh viên truy cập trực tuyến là 86%, trong khi đó
tỷ lệ này của toàn dân là 59%; rằng có gần 3/4 sinh viên
sử dụng internet nhiều hơn so vói việc sử dụng thư viện
truyền thông; đa sô" sinh viên tuyên bô" rằng internet giúp
họ rất nhiều trong học tập’.
Có thể nói, cột trụ giáo dục đại học là cột trụ năng động
nhất nhưng cũng dễ bị lung lay nhất trong sô" các cột trụ
1. Xem Encyclopaedia Britannica (Deluxe Edition 2004 CD-ROM).
208