Page 140 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 140
nghĩa của khái niệm này như Wikipedia đã làm. Bên cạnh
đó, các nhà khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ của
nưổc ta lại nhấn mạnh đến việc tri thức phải được khai
thác như thế nào trong nền kinh tế tri thức, để từ đó họ
nêu bật vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông
(Phan Đình Diệu). Trong khi đó thì lại có người như Đoàn
Tiểu Long không coi kinh tê tri thức là một hình thái kinh
tê mối, cũng không phải là một ngành kinh tế, mà chỉ là
“bước phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất, và về bản
chất chỉ là công cụ, phương tiện của nền kinh tế, phục vụ
các ngành kinh tế truyền thông. Tự bản thân nó không sản
xuâ't ra các sản phẩm phục vụ cuộc sông con người. Nó chỉ
hỗ trỢ cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
trong việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu
đó”. Và Đoàn Tiểu Long cho rằng chúng ta đang a dua và
lạm dụng khái niệm “kinh tế tri thức”h Một tác giả giấu
tên thì cho rằng kinh tế tri thức hiện nay mới chỉ là ý tưởng
của một sô" người, là huyền thoại của các trùm đầu cơ chứng
khoán; rằng tuy nhiên ta có thể hy vọng vào nó nhưng đừng
quá ảo tưởng về nó; rằng ngày nay không mâ"y ai nói đến nó
nữa^. Có vẻ như những ý kiến như thế này tỏ ra hoàn toàn
lạc lõng. Râ"t may là số người nghĩ như vậy râ"t ít.
Còn vể thời điểm ra đời của nền kinh tế tri thức trên
thế giới, các nhà khoa học ở Việt Nam cũng có những quan
1. Đoàn Tiểu Long; “Có chăng nền kinh tê tri thức?”, http://www.
chungta.com/, 19-12-2005, 08:52:58.
2. “Nền kinh tế tri thức: thực hay ảo?” http://irv.moi.gov.vn/, Thứ Tư,
15-10-2003 - 10:59.
140