Page 142 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 142
r
của nền kinh tế tri thức^ Thế Trường lại khẳng định chúng
ta vẫn còn xa mới tiến tới đưỢc kinh tế tri thức khi ông
nói: “Các nhà khoa học dự đoán, vào khoảng giữa thế kỷ
XXI, chúng ta sẽ tiến tới thời đại kinh tê tri thức, tức xã
hội tri thức”^. (0 đây, cũng giông như Phan Đình Diệu, Thế
Trường đồng nhất “kinh tế tri thức” với “xã hội tri thức”.)
Có thể nói, các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong
vòng một thập niên trở lại đây râ't quan tâm đến kinh tê tri
thức. Nhưng, cũng giông như trong trường hỢp của xã hội
tri thức, kinh tế tri thức chưa xuất hiện ở nước ta, cho nên
công việc nghiên cứu về kinh tế tri thức của các nhà khoa
học ở nước ta chủ yếu là thông tin về bên ngoài, và công việc
này cũng chưa đưọc tiến hành một cách có hệ thông: ai biết
được những thông tin nào thì giới thiệu những thông tin ấy.
Chính vì thế mà vẫn còn có những nhận định chưa thôhg
nhất, thậm chí mâu thuẫn (có người quá hào hứng đổỉ với
nó, có người lại quá dè dặt và coi nhẹ nó). Trong khi đó lại
có cả những nhận định mang tính thời thượng, cũng như
những cách hiểu theo kiểu suy diễn dễ dãi, như suy diễn
đơn giản từ kinh tế tri thức sang xã hội tri thức, từ khái
niệm “kinh tế tri thức” để suy luận về một nội dung “thuần
túy tri thức” của nền kinh tế này.
Thậm chí có người ở nước ta còn liên hệ kinh tế tri thức
với những mánh khoé và mẹo vặt trong làm ăn, như đưa ra
1. Phạm Ngọc Quang; “Kinh tê tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất”, Tạp chí Triết học, http://www.chungta.com/,
8-10-2006,09:16:58.
2. Thê Trường: Hành trang thời đại kinh tế tri thức, Sđd, tr. 46.
142